Sử dụng rác thải xây dựng san lấp mặt bằng bất chấp nguy hại tới môi trường?
Theo các nghiên cứu khoa học việc dùng các chất thải rắn tích lũy dưới đất trong thời gian dài sẽ khiến đất bị ảnh hưởng. Chất thải xây dựng khó phân hủy như gạch, ngói, thủy tinh, dây cáp, bê tông, kim loại, chất độc ô nhiễm còn có thể thâm nhập vào cơ thể con người theo chuỗi thức ăn và nước uống dẫn đến hàng loạt nguy cơ đến sức khỏe người dân.
Sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan chức năng để cho các nhà thầu thay vì đổ cát công trình theo hồ sơ thiết kế, đơn vị thi công đã dùng phế thải xây dựng để san lấp nền, hàng nghìn khối rác thải từ các công trình được đơn vị thi công dùng để san lấp mặt bằng tại các dự án trường học không đúng theo quy định về tiêu chuẩn trong thi công, tác động đến môi trường đất cũng như ảnh hưởng đến chất lượng công trình ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp tới thế hệ tương lai của đất nước.
Dùng rác thải để san lấp mặt bằng?
Tại dự án Trường tiểu học Vĩnh Hưng, nhiều người dân sinh hoạt gần dự án cho biết đơn vị thi công đã không sử dụng đất, cát sỏi để san lấp mặt bằng dự án. Thay vào đó, đơn vị thi công lại tự ý lấy đất, rác thải của các công trình trên địa bàn lân cận để san lấp mặt bằng tại một số hạng mục của dự án. Theo thông tin trên chúng tôi đã có mặt và ghi nhận thực tế tại dự án Trường tiểu học Vĩnh Hưng trên bề mặt dự án ngổn ngang bê tông, gạch ngói vỡ, ống nhựa, túi nilong, có nhiều đống đất màu đen lẫn bùn…
Khu vực đơn vị thi công đổ rác thải xây dựng để san lấp mặt bằng
Theo phản hồi của người dân Dự án xây dựng Trường Tiểu học Vĩnh Hưng (ô F3/TH4) thuộc gói thầu thi công xây dựng và thiết bị, có địa chỉ tại phường Vĩnh Hưng và phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai với tổng mức đầu tư là 239,67 tỷ đồng. Hiện tại tiến độ thực hiện dự án đang trong giai đoạn ép cọc.
Thông tin dự án xây dựng Trường Tiểu học Vĩnh Hưng
Chủ đầu tư nói gì? Khi Thông tin tới UBND quận Hoàng Mai. Ngày 05/6/2023 UBND quận Hoàng Mai có văn bản số 1374/UBND-QLĐT đã giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khẩn trương kiểm tra xác minh, làm rõ nội dung và báo cáo kết quả thực hiện về UBND Quận đồng thời phản hồi trước ngày 20/6/2023. Sau đó ngày 20/6/2023 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai đã có văn bản 410/BQLDA-DA về việc phúc đáp nội dung. Trong văn bản trả lời nêu rõ: Hiện tại, Ban QLDA đầu tư xây dựng cùng các đơn vị tư vấn giám sát, thi công đang tiến hành triển khai nạo vét bùn và ép cọc bê tông khối thép nhà học trên diện tích đất thuộc phường Thanh Trì. Để thực hiện được công tác thi công nạo vét bùn và ép cọc, nhà thầu đã sử dụng trạc thải xây dựng làm đường công vụ để tổ chức thi công. Như vậy, Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai cũng đã thừa nhận về việc dự án có sử dụng chất thải xây dựng để san lấp mặt bằng.
Văn bản phúc đáp của Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai
Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì lại có cơ quan, tổ chức có chức năng nhiêm vụ đồng ý cho phép đơn vị thi công dự án (đặc biệt là các dự án, gói thầu sử dụng ngân sách nhà nước) được phép sử dụng trạc thải/ phế thải xây dựng làm vật liệu xây dựng để thi công dự án và coi đó là biện pháp thi công.
Theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 64 Luật Đất đai năm 2013 thì "người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất" sẽ bị nhà nước thu hồi đất. Theo đó, "hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định". Mới đây, khoản 3, điều 3, Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19-11-2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, quy định: "Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người". "Như vậy, trong trường hợp chủ sử dụng đất có hành vi sử dụng rác thải nguy hại để san lấp mặt bằng và gây ô nhiễm môi trường đất thì sẽ bị nhà nước xem xét thu hồi theo đúng quy định pháp luật"., Nghị định Số: 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về Quản lý chất thải và phế liệu. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số: 08/2017/TT-BXD ngày 16-05-2017 về quản lý chất thải rắn xây dựng. Trong đó, quy định chất thải xây dựng phải được thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cơ sở tái chế, công trình khác để tái chế, tái sử dụng.
Khi đã có đủ cơ sở pháp lý và khoa học thì sự "linh hoạt" trong việc dùng chất thải xây dựng san lấp tại dự án Trường Tiểu học Vĩnh Hưng sẽ tác động tiêu cực tới môi trường và cộng đồng hay không?. Chúng tôi rất mong Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Quận Hoàng Mai, các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra lại những nội dung thông tin trên để đảm bảo các quy định về môi trường trong quá trình thi công, thực hiện dự án, đồng thời tránh những nguy cơ, ảnh hưởng đến chất lượng công trình đầu tư trên địa bàn đồng thời tránh những hệ lụy về môi trường cho không chỉ hôm nay mà cho cả thế hệ mai sau.
Tống Tuấn
Tin nóng
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
30/10/2024 2:45:20 CH
- Phú Bình (Thái Nguyên): Biện pháp nào để vừa bảo vệ Môi trường vừa quản lý nguồn khoáng sản chưa Khai thác?
22/10/2024 1:05:35 CH
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công: Thực tiễn và bài học
18/10/2024 9:47:15 SA
- Giải pháp cho đầu tư xây dựng, động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
17/10/2024 8:46:18 SA
- Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh: Bảo vệ môi trường luôn là tiêu chí hàng đầu trong mọi hoạt động
14/10/2024 8:32:14 CH