Ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam
MT&XH - Vào những năm gần đây, người dân Việt Nam chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, một trong số đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường. Đối với người dân vùng nông thôn sống chủ yếu bằng nghề làm nông thì vấn đề ô nhiễm đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ đặc biệt là ô nhiễm nguồn đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.
Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng đến đời sống.
Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thải không đúng nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm: Hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene and benzo(a)pyrene),… dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất.
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm.
- Nhiễm phèn: Do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-. pH môi trường giảm gây ngộ độc cho con người trong môi trường đó.
- Nhiễm mặn: Do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối,… nồng độ áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lí cho thực vật - Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S. FeS,..).
- Chất thải công nghiệp: Khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon, các loại thuốc nhuộm, các kim loại nặng tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai, xấu, thoái hóa không canh tác tiếp được.
- Chất thải sinh hoạt: Rác và phân xả vào môi trường đất như: rác gồm cành lá cây, rau, thức ăn thừa, vải vụn, gạch, vữa, polime, túi nylon.... Rác sinh hoạt thường là hỗn hợp của các chất vô cơ và hữu cơ độ ẩm cao nhiều vi khuẩn vi trùng gây bệnh. Nước thải sinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương và có thể đổ ra đồng ruộng kéo theo phân rác và làm ô nhiễm đất.
- Chất thải nông nghiệp: Phân và nước tiểu động vật.
- Sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học như: Phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, tồn tại lâu trong đất, tích tụ sinh học, thay đổi cân bằng sinh học.
- Các chất khí độc hại trong không khí như: Ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ... kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo, luyện kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chất photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4%, nếu khí thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2 đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng... nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này.
- Ngoài những nguồn ô nhiễm trên, các hoạt động tưới không thích đáng, chặt cây rừng, khai hoang... cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc mầu, nhiễm phèn... trong đất.
Ảnh minh họa (Internet)
Hậu quả ô nhiễm môi trường đất xuống cấp một cách nghiêm trọng có một số biểu hiện như:
• Dễ bị xói mòn do nước, khi gặp các chuyển động lớn như lở đất khi lượng mưa cao, thảm thực vật bị phá hủy, canh tác không hợp lý, chất dinh dưỡng bị mất do trầm tích và bị rửa trôi theo dòng nước, gấp khoảng 10 lần lượng dinh dưỡng và bị trôi;
• Dư thừa muối: Đất dư thừa Na+ nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết;
• Sự xuống cấp hóa học: Liên quan đến sự mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết và cơ bản cũng như sự hình thành các độc tố Al3+, Fe2+ .. khi các chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến môi trường.
• Sự xuống cấp sinh học: Sự gia tăng tỉ lệ khoáng hóa của mùn mà không có sự bù đắp các chất hữu cơ sẽ làm cho đất nhanh chóng nghèo kiệt, giảm khả năng hấp thụ và giảm khả năng cung cấp N cho sinh vật. Đa dạng sinh vật trong môi trường đất bị giảm thiểu.
• Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đất là được thực vật sử dụng, số còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất).
• Các chất ô nhiễm đất có thể là chất rắn, lỏng hoặc khí. Chúng làm suy giảm chất lượng và hàm lượng khoáng chất trong đất và làm xáo trộn cân bằng sinh học của các sinh vật trong đất.
Ảnh Internet (Ảnh minh họa)
Ô nhiễm đất hiện nay là một vấn đề đang cần được quan tâm sâu sắc bởi những tác hại to lớn gây ra cho con người và những sinh vật khác. Ô nhiễm đất cùng với những ô nhiễm khác như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước... đang hủy hoại môi trường sống của chúng ta. Các loại ô nhiễm này có quan hệ mật thiết với nhau. Ô nhiễm không khí tạo mưa acid rơi xuống làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nước thải vào đất gây ô nhiễm và ngược lại ô nhiễm đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm và ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh...
Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất đến từ nông dược và phân hoá học, chúng tích luỹ dần trong đất qua các mùa vụ và chất độc tăng lên rất lớn khi đi vào cơ thể con người.
Thứ hai là các loại chất thải trong hoạt động của con người (rắn, lỏng, khí), mà trong đó đặc biệt nguy hại là chất thải y tế và các loại chất thải có tính độc hại khác mà hiện nay vẫn chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra ngoài.
Thứ ba, đất cũng là một yếu tố của môi trường cùng với không khí, nước và vành đai sinh vật, nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác mọi nơi, mọi lúc. Ngoài ra, các vùng khai thác khoáng sản kim loại thường tạo thành một khu vực khuếch tán, khiến cho hàm lượng nguyên tố này trong vùng đất xung quanh cao hơn nhiều so với đất thông thường, đây cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất.
Đất một khi đã bị ô nhiễm thì việc xử lý là vô cùng khó khăn và mất nhiều công sức, tiền của. Do đó cần phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm đất, trong đó giải pháp quan trọng nhất là nâng cao ý thức của con người trong việc thải bỏ chất thải, ý thức sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học của những người nông dân.
Đồng thời cần khuyến khích sử dụng phân bón sinh học, sử dụng các giống cây trông không có sâu bệnh để hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Rừng và thảm thực vật giữ cho đất không bị rửa trôi, xói mòn và giữ lại được các chất dinh dưỡng. Vì vậy, phục hồi rừng là một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất hiệu quả. Phục hồi rừng bằng cách trồng thêm nhiều cây xanh, thực hiện các biện pháp chống cháy rừng…
Tú Lê
Tin nóng
- Hà Nội: Mở rộng thị trường trong nước đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ
06/09/2024 6:06:36 CH
- Quảng Ninh: Công ty Than Dương Huy – TKV "tuổi trẻ vì môi trường"
06/09/2024 4:55:03 CH
- Công ty Núi Pháo hỗ trợ 140 triệu đồng dịp khai giảng năm học mới
05/09/2024 10:05:29 CH
- Xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh): Tổ chức hoạt động tổng vệ sinh môi trường nhân kỷ niệm ngày Quốc Khánh 2/9
30/08/2024 11:57:31 CH
- Nem Phượng Phương Bắc từ nghề truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 Sao
27/08/2024 10:31:16 CH