Quảng bá sâu rộng hơn nữa vị thế, vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong sự phát triển chung của đất nước
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHH Việt Nam) là một tổ chức chính trị - xã hội có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hình ảnh của Liên hiệp hội Việt Nam hiện nay còn khép kín, khiêm nhường và thiếu sự hiện đại, chưa đẩy mạnh đầy đủ vai trò và vị thế của những hoạt động thiết thực và những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ đang được tạo ra. Trong hơn 40 năm xây dựng và phát triển, LHH Việt Nam luôn tích cực, chủ động đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước nhiều vấn đề lớn về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chính sách đối với trí thức. Sự thiếu tương tác và giao lưu với cộng đồng, đặc biệt là với thế hệ trẻ, đã tạo nên hình ảnh cứng nhắc và lạc hậu, khiến cho Liên hiệp Hội Việt Nam gặp khó khăn trong việc thu hút tài năng trẻ và tạo được sự đồng cảm, mến mộ và tin tưởng của công chúng.
Tuy nhiên, LHH Việt Nam đã tạo môi trường thuận lợi để thực hiện công tác vận động trí thức thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghề nghiệp như: hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ; hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo, tôn vinh trí thức, hợp tác quốc tế…
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là nơi tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Với những giá trị LHH Việt Nam mang lại, việc nâng cao hình ảnh của LHH Việt Nam đang rất cần được chú trọng để tiếp tục thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là giới trí thức và các đối tác trong và ngoài nước. Tính tới thời điểm hiện tại, hệ thống báo chí của LHH Việt Nam được đánh giá là lớn mạnh nhất với 70 cơ quan báo chí, trong đó do Đoàn chủ tịch Hội đồng Trung ương trực tiếp quản lí một cơ quan báo chí (Báo Tri thức và Cuộc sống) và gián tiếp quản lý là 22 cơ quan báo chí thuộc các tổ chức khoa học công nghệ (Viện), 47 cơ quan báo chí còn lại thuộc hội ngành toàn quốc quản lý.
PGS.TS Phạm Ngọc Linh - Phó Chủ tịch Liên hiệp ội Việt Nam phát biểu chỉ đạo Hội thảo
Tuy nhiên, việc truyền tải thông tin về LHH Việt Nam của hệ thống báo chí LHH Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả và chưa phát huy được thế mạnh vốn có của nó. Tại Hội thảo “Truyền thông đại chúng với hoạt động với hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam” tổ chức ngày 31/8, TS. NB Lê Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Nguyên Vụ trường Vụ Đối ngoại – Bộ TTTT, Trưởng ban Điện tử Báo Nhân dân đánh giá: “Mặc dù, Liên hiệp hội Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển khoa học và kỹ thuật tại Việt Nam, nhưng uy tín của Liên hiệp hội Việt Nam vẫn chưa cao một cách tương xứng với sứ mệnh và vai trò, sự đóng góp của Liên hiệp hội Việt Nam. Đông đảo công chúng, nhất là giới khoa học và trí thức trẻ chưa thực sự hiểu rõ về vai trò, hoạt động cũng như những công lao, đóng góp của Liên hiệp hội Việt Nam đối với sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước trước đây cũng như hiện nay.”
“Đâu đó, vẫn có những thông tin, đánh giá, cái nhìn phiến diện chưa thật khách quan về các hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam, có một số hiện tượng chỉ là đơn lẻ, nhưng lại quy chụp cho hệ thống, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh, uy tín và vị thế của Liên hiệp Hội Việt Nam thậm chí là trong hệ thống chính trị, trong cộng đồng trí thức và trong công chúng rộng rãi” - ThS. Lê Thanh Tùng – Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức của Liên hiệp Hội Việt Nam nhận định.
Vì vậy, để có thể xây dựng, nâng cao hình ảnh của Liên hiệp Hội Việt Nam một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, dễ dàng tiếp cận trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cần có một chiến lược dài hơi, kế hoạch cụ thể, đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, kết hợp sự sáng tạo trong truyền thông, giao lưu cộng đồng và hợp tác đối tác.
Chia sẻ tại Hội thảo do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức, ông Vũ Xuân Bân – Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn hoá và Phát triển đưa ra kiến nghị: “Liên hiệp hội Việt Nam cần tiếp tục tổ chức gặp gỡ, thông tin về công tác báo chí định kỳ hàng quý một lần là rất cần thiết, giúp các cơ quan báo chí Liên hiệp hội Việt Nam có điều kiện để nói lên tâm tư nguyện vọng của mình. Qua đó có những đề xuất, kiến nghị giúp hoạt động báo chí của Liên hiệp hội Việt Nam diễn ra thuận lợi, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.”
“Bên cạnh đó, nếu có những sự kiện “nóng” đột xuất đặc biệt quan trọng liên quan, Liên hiệp hội Việt Nam cần tổ chức gặp gỡ, định hướng thông tin cho báo chí trong hệ thống, nhất là trong bối cảnh “bùng nổ” thông tin, kịp thời đấu tranh với những thông tin sai trái, bảo vệ đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước.” – Ông Bân nhấn mạnh.
Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ tại Việt Nam, công tác quảng bá sâu rộng hình ảnh của Liên hiệp Hội Việt Nam buộc phải có một chiến lược truyền thông mạnh mẽ và hiệu quả, đặt ra các giải pháp toàn diện và thực tế. Từ việc thực hiện chiến lược truyền thông một cách kiên trì và hiệu quả sẽ giúp Liên hiệp hội Việt Nam tiếp tục đóng góp to lớn hơn nữa vào phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ của đất nước.
Phương Linh tổng
Tin nóng
- Những tiêu chí cần lưu ý khi xây dựng Hồ sơ mời thầu để đảm bảo sự minh bạch
31/12/2024 9:05:39 SA
- Những điểm then chốt trong quản lý đấu thầu cần được thực hiện
30/12/2024 3:01:42 CH
- Giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động đấu thầu, mua sắm công ở Việt Nam
26/12/2024 4:37:52 CH
- Thực hiện pháp luật về chứng thực, từ thực tiễn hoạt động của UBND quận Gò Vấp
26/12/2024 10:57:58 SA
- Tăng cường trách nhiệm, tính chuyên nghiệp để không dẫn tới các rủi ro pháp lý trong đấu thầu
19/12/2024 8:50:13 SA