Phú Bình (Thái Nguyên): Biện pháp nào để vừa bảo vệ Môi trường vừa quản lý nguồn khoáng sản chưa Khai thác?

22/10/2024 1:05:35 CH
Share Bai :

Tình trạng khai thác khoáng sản cát sỏi của Công ty Cổ phần Quốc Cường Mê Linh gây ô nhiễm môi trường, sạt lở nghiêm trọng khu vực sinh sống của bà con sinh sống tại khu Đồng Vọng (thuộc xóm Chùa, xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên), đồng thời quá trình khai thác không được quản lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh trật tự và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Được biết khu vực khai thác thuộc khu vực Soi Ấp xóm Chùa, xã Hà Châu. Khu vực này có các tàu hút cát, bến bãi và các xe chuyên chở khoáng sản của Công ty Cổ phần Quốc Cường Mê Linh ( QCML). Theo bà con nhân dân thì “Trong khoảng tháng 10/2020 đến nay Công ty QCML đã khai thác đất, cát, sỏi, hàng ngày có hàng trăm lượt xe ô tô, xe cơ giới có dấu hiệu quá khổ quá tải không phủ bạt chạy từ khu vực khai thác ra bên ngoài. Tình trạng này dẫn đến đoạn đường bê tông do bà con đổ đã bị vỡ, sụt lún, nhà của bà con gần con đường bị rạn nứt tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho bà con nhân dân. Khói bụi, tiếng ồn từ việc khai thác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe của bà con nhân dân trong khu vực. Ngoài ra, công trình đê điều phòng chống bão lũ sông Cầu hàng ngày phải chịu nhiều tác động từ việc khai tháccó thể làm ảnh hưởng đến độ bền công trình cũng như vỡ bờ kè đê điều. Làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống cũng như cảnh quan khu vực nông thôn vốn bình yên nơi đây từ hàng trăm năm nay. Ngoài ra trong hoạt động khai thác đã xảy ra xung đột, xô xát giữa các hộ dân và phía một số đối tượng được cho là người của Công ty gây mất trật tự an toàn xã hội tại địa phương”.

Ngoài ra đất bề mặt trả thẳng xuống lòng sông trong quá trình khai thác?


Đất trong mỏ khai thác tại vực soi ấp xóm Chùa xã Hà Châu đổ thẳng ra rìa Sông

Năm 2020 Tại buổi làm việc ông Hoàng Văn Oanh – chủ tịch UBND xã cho biết:“Về việc khu vực đang được Công ty QCML khai thác là đất nông nghiệp của nhân dân bỏ không, theo thỏa thuận nhân dân bán lại cho Công ty Quốc Cường Mê Linh từ lâu, Công ty có Giấy phép khai thác từ năm 2016  và Công ty nộp hồ sơ khai thác vào ngày 16/11/2020. Trước khi Công ty về khai thác đã có cuộc họp với nhân dân và người dân có đất trong khu vực dự án khai thác và đã hoàn toàn nhận được sự đồng thuận. Về việc đơn thư phản ánh UBND xã cũng đã nắm được, sau khi kiểm tra xác minh thì không thấy có sự việc nêu trong đơn thư".

Tuy nhiên không có bất cứ những hồ sơ liên quan đến việc mua bán đất của Công ty Quốc Cường Mê Linh cũng như các hồ sơ liên quan cho thấy việc Công ty khai thác tại khu vực soi Âp, xóm Chùa là đúng với quy định của nhà nước thì vị lãnh đạo này này không cung cấp được bất kỳ hồ sơ chứng từ nào?. Về biên bản họp để có được sự đồng thuận của bà con nhân dân thì vị lãnh đạo này lại trả lời “Hiện biên bản này do đồng chí trưởng công an xã nắm giữ”. Sau đó, Ông cũng hẹn PV sẽ có buổi làm việc sau đó để cung cấp những giấy tờ trên?

Từ năm 2020 Tòa soạn Môi trường và Xã hội nhận được Công văn số 4858/ UBND – KGVX của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc xem xét trả lời Tạp chí Môi trường và Xã hội liên quan đến đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến việc khai thác khoáng sản ở khu vực soi Ấp xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên của Công ty Cổ phần Quốc Cường Mê Linh trong đó nêu rõ:“Giao Chủ tịch UBND huyện Phú Bình chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan nghiên cứu trả lời Tạp chí Môi trường và Xã hội theo quy định; Báo cáo UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy kết quả thực hiện trước ngày 15 tháng 12 năm 2020”. Và cho tới nay tức là gần 4 năm dù đã có văn bản của của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên Tòa soạn Môi trường và Xã hội vẫn chưa nhận được bất kỳ Công văn trả lời nào cũng như các hồ sơ pháp lý liên quan tới việc khai thác của Công ty Cổ phần Quốc Cường Mê Linh từ các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Thái Nguyên và phía UBND huyện Phú Bình để thông tin cho người dân trên địa bàn.

Trong những năm trở lại đây việc khai thác bất kể ngày tháng, kiểm soát sản lượng không có trạm cân vận chuyển khai thác trữ lượng không biết kiểm soát từ đâu?


Nhũng "núi cát" tại bến bãi hoạt động tự phát hoạt động trong rất nhiều năm

Việc không có giấy phép bến bãi…. Có hiện tượng thuê đất nông nghiệp để sử dụng bến bãi, mua thêm diện tích đất nông nghiệp để khai thác đã diễn ra rất lâu tuy nhiên chính quyền địa phương vẫn để tồn tại?

Trong thời gian trở lại đây việc lũ bất thường làm thay đổi dòng chảy gây sạt lở ảnh hưởng trực tiếp tới người dân, Điểm hình tại khu vực Nhã lộng, Hà Châu ngày càng nghiêm trọng


Sạt lở tại điểm khai thác giáp với khu vực khai thác

Dự án rau sạch để khai thác cát sỏi: Theo như người dân tại xóm Thanh Đàm, xã Nhã Lộng thì việc khai thác cát sỏi diễn ra nhiều năm tuy nhiên để thuận lợi trong quá trình khai thác Công ty khai thác tại đây đã tự hợp thức hóa cho mình bằng dự án trồng rau sạch. Tuy nhiên tàu cát vẫn hàng ngày hàng giờ mặc cho nước lũ đang dâng cao làm sạt lở hoa màu và nơi sinh sống của bà con nơi đây:




Hình ảnh khai thác tại xóm Thanh Đàm xã Nhã Lộng

Trong cơn lũ lịch sử vừa qua trong khi những người dân và dòng sông oằn mình chống chọi với thiên tai thì ngay khi dòng nước rút hoạt động khai thác của Công ty Cổ phần Quốc Cường Mê Linh ( QCML) vẫn diễn ra rất bình thường mà không thấy có bất cứ cơ quan quản lý nào xử lý?







Quá trình khai thác thiếu kiểm soát đang dần làm chuyển đổi dòng chảy con sông sẽ ảnh hưởng và hệ lụy rất nghiêm trọng tới đời sống của nhân dân trên lưu vực sông Cầu.

Một điều rất đặc biệt mà có lẽ không thấy ở bất cứ mỏ khai thác nào đó là " Địa phận mỏ " được cắm trước cổng nhà người dân theo như mốc cắm thì gần 10 hộ dân đều nằm trong phạm vi khai thác của mỏ?


Theo Điều 16, 17, Nghị định: Số: 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

Điều 16. Quyền lợi của người dân nơi có khoáng sản được khai thác

1. Việc hỗ trợ địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật khoáng sản do tổ chức, cá nhân khai thác trực tiếp thực hiện.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thông báo nội dung, khối lượng; kế hoạch, chương trình thực hiện các công việc, các hạng mục công trình hỗ trợ đến Ủy ban nhân dân cấp xã; thông báo công khai đến tổ dân phố/thôn/bản để người dân nơi có khoáng sản cử đại diện tham gia giám sát quá trình thực hiện.

3. Chi phí hỗ trợ địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được hạch toán vào chi phí sản xuất.

Điều 17. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất kế hoạch; giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương theo định mức chi ngân sách do Bộ Tài chính hướng dẫn;

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã; các cơ quan chuyên môn; phối hợp với các lực lượng Quốc phòng, Công an ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (dưới đây gọi chung là hoạt động khai thác khoáng sản trái phép) trên địa bàn;

c) Tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn và đưa vào Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản hàng năm;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn địa phương mà không xử lý hoặc xử lý không dứt điểm để diễn ra kéo dài.

2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm:

a) Chủ trì phổ biến và triển khai Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;

c) Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin xảy ra trên địa bàn. Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo xử lý trong trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép;

d) Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn/bản/xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;

b) Phát hiện và thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện; trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện để chỉ đạo công tác giải tỏa;

c) Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Quy định trách nhiệm của pháp luật rất rõ ràng và mặc dù đã có văn bản của UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo. Tuy nhiên việc khai thác của mỏ hoạt động rất nhiều năm sau nhiều lần phản hồi tuy nhiên mọi hoạt động khai thác vẫn diễn ra bình thường, còn mở rộng thêm tuyến đường để khai thác mà không có sự kiểm tra giám sát nào và cũng không có bất cứ phản hồi nào của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Thái Nguyên? Việc Công ty Cổ phần Quốc Cường Mê Linh có đủ điều kiện khai thác ko? vẫn là câu trả lời còn bỏ ngỏ? Phải chăng có sự Trên "bảo" Dưới "không nghe" hay có một lý do nào khác? đó là câu hỏi mà những người dân sống trên địa bàn cần sự minh bạch rõ ràng từ các cấp chính quyền của tỉnh Thái Nguyên để tránh những hệ lụy không đáng có xảy ra?

Chúng tôi và những người dân sau rất nhiều lần phản hồi tới Lãnh đạo các cấp chính quyền của tỉnh Thái Nguyên vào cuộc quyết liệt để mang lại cuộc sống yên bình vốn có và để mọi hoạt động phát triển kinh tế phải đúng quy định của Pháp luật đồng thời gắn với lợi ích và sự đồng thuận của người dân trên địa bàn.

Văn Hiếu - Hoài Thu

  • Tags: