Lời giải nào cho sự nỗ lực trong bảo vệ môi trường ở Yên Phong

30/09/2024 4:04:50 CH
Share Bai :

MT&XH -  Bắc Ninh là một cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, lại nằm ở trong vùng tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Sau 20 năm tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh cùng những cố gắng, nỗ lực trên tinh thần đoàn kết, sáng tạo của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật và toàn diện trên các lĩnh vực. Đểkinh tế phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức hai con số thì đâu sẽ là con đường để hài hoà giữa phát triển và bảo vệ môi trường.

          Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, nhất là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí và rác thải nghiêm trọng xảy ra ở các cụm công nghiệp, làng nghề đã ở mức báo động, nếu tiếp tục kéo dài và không có biện pháp xử lý, khắc phục sẽ gây ra hậu quả lớn về môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và sức khỏe của người dân trên địa bàn Tỉnh.

          Sự phát triển của các loại hình kinh tế đã giúp Bắc Ninh tạo được sức bật mạnh mẽ, trở thành tỉnh kinh tế trọng điểm. Tuy nhiên, bên cạnh đó là vấn đề môi trường ở các KCN,  khu làng nghề tập trung và việc đô thị hóa cũng hình thành nhiều trạm trộn bê tông, khu vực bến bãi tập kết VLXD được mọc lên như “nấm” sau mưa. Khiến việc bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn nạn của các địa phương nơi đây.

          Yên Phong hiện đang là tâm điểm của những vẫn đề về ô nhiễm môi trường do các trạm trộn và KCN gây ra, điều đó đang đi ngược với tiêu chí phát triển kinh tế gắn với Bảo vệ môi trường mà tinh Bắc Ninh đang đặt ra. Qua kết quả quan trắc chất lượng môi trường những năm qua cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các KCN làng nghề rất nghiêm trọng. Các cơ sở sản xuất trong các làng nghề cơ bản đều có công trình xử lý chất thải, hoặc có nhưng không vận hành thường xuyên. Vì vậy môi trường tại một số làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng. Kết quả phân tích chất lượng nước, không khí tại một số làng nghề vượt quy chuẩn Việt Nam nhiều lần.

          Theo chân phóng viên, chúng ta không khó có thể bắt gặp các xe bồn chở bê tông thương phẩm và các xe trọng tải lớn ra vào các trạm trộn bê tông tươi và trạm asphalt được nằm ngay sát KCN Yên Phong IIC thuộc xã Đông Tiến huyện Yên Phong. Bên cạnh đó các trạm trộn bê tông đang hàng ngày hàng giờ hoạt động giữa khu đông dân dư, gây ảnh hưởng trực tiếp đến giờ giấc sinh hoạt của bà con. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường mà người chịu hậu quả nặng nề nhất chính là người dân trong khu phố.

Các trạm trộn Thiên Tân, Việt Sing, Đại Phát, Hoàng Nam

Các trạm trộn Thiên Tân, Việt Sing, Đại Phát, Hoàng Nam nằm trên phần đất được thuê lại đất của Công ty TNHH Tân Hồng Ngọc chi nhanh Yên Phong.

          Để hiểu rõ hơn về điều này, ngày 21/08/2024 chúng tôi có buổi trao đổi với ông Phạm Đức Định – Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Phong. Về nội dung trên ông Định cho biết: “ hiện trên địa bàn xã Đông Tiến có 4 trạm trôn bê tông, trong đó có 2 trạm bê tông tươi 2 trạm bê tông Asphalt, với tên: Thiên Tân, Việt Sing, Đại Phát, Hoàng Nam. Về phần đất sử dụng 4 đơn vị này được thuê lại đất của Công ty TNHH Tân Hồng Ngọc chi nhanh Yên Phong. Hiện nay các trạm trôn trên chưa hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến xây dưng và bảo vệ môi trường”.

          Về những lần kiểm tra thì ông Định cho biết thêm: “năm 2022 phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Phong đã có đi kiểm tra (có biên bản kiểm tra), sau khi có thông tin phản ánh từ Báo chí UBND huyện Yên Phong và UBND xã Đông Tiến đã yêu cầu 4 Công ty trên dừng hoạt động từ ngày 15/8/2024. Hiện các đơn vị đang chấp hành đúng với biên bản tạm dừng sản xuất kinh doanh”. Trả lời thông tin là vậy, nhưng theo phản hồi của người dân và ghi nhận thực tế thì việc chấp hành các quy định đối với 4 trạm trộn nêu trên là chưa chính xác. Cụ thể các trạm trộn vẫn hoạt động bình thường, các xe bồn và xe trọng tải lớn cấp vật liệu vẫn ra vào chở bê tông tươi thành phẩm, bê tông Asphalt đi bán như chưa có những yêu cầu về việc tạm dừng hoạt động của các cơ quan chức năng?.

Biên bản kiểm tra của phòng tài nguyên huyện Yên Phong sau khi Tc Môi trường và Xã hội thông tin

 

Hoạt động của các đơn vị vẫn diễn ra bình thường.

          Ngoài ra theo chân người dân liên quan đến việc hoạt động nằm trong phần đất của công ty Tân Hồng Ngọc còn ghi nhận nước thải được người dân cho là cơ sở băm nhựa của công ty TNHH  tổng hợp Gia Huy gây nhiều bức xúc, khi hệ thông xử lý nước thải của đơn vị trong quá trình sản xuất đã chảy thẳng xuống phần mương nước bên cạnh. Điều này đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước sinh hoạt của nhiều hộ dân sinh sống cạnh các đơn vị nêu trên.

Hoạt động xả thải được cho là của cơ sở băm nhựa của công ty TNHH  tổng hợp Gia Huy.

          Để đạt được sự phát triển bền vững, Bắc Ninh cần triển khai các giải pháp tích hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Trước hết, quy hoạch phát triển công nghiệp và đô thị cần được xây dựng với sự chú trọng đến các tiêu chí bảo vệ môi trường. Các dự án công nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá tác động môi trường kỹ lưỡng, đảm bảo rằng sự phát triển không làm gia tăng ô nhiễm hay ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái.

          Bên cạnh đó, việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch và hệ thống xử lý chất thải hiệu quả là rất quan trọng. Chính quyền địa phương nên cung cấp các chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính để thúc đẩy việc áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường. Điều này sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

          Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo các cơ sở sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường. Cần có sự giám sát chặt chẽ và các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những cơ sở không thực hiện đầy đủ yêu cầu bảo vệ môi trường.

          Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường cũng rất quan trọng. Các chương trình giáo dục và tuyên truyền về môi trường cần được triển khai rộng rãi, nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về tác động của ô nhiễm và cách thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc giám sát và phản ánh tình trạng ô nhiễm cũng là một biện pháp hiệu quả.

          Cuối cùng đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh: xây dựng công viên, không gian xanh,... và phát triển hệ thống giao thông công cộng bền vững, điều này sẽ góp phần cải thiện chất lượng môi trường sống Xanh – Xạch – Đẹp. Những khu vực xanh này không chỉ làm giảm ô nhiễm không khí mà còn tạo ra không gian thư giãn cho cư dân. Khi Bắc Ninh kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thì chất lượng cuộc cuộc sống của người dân cũng được cải thiện và nâng cao hơn.

Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP bị xử phạt như sau:

(1) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan cấp giấy phép để được xem xét, giải quyết trong trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp theo quy định; nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn quy định;

(2) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không công khai giấy phép môi trường theo quy định;

(3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một trong các nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e và g khoản này;

(4) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát công trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải theo quy định trong trường hợp báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm hoặc trong trường hợp có vi phạm về hành vi xả nước thải, bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

(5) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm theo quy định; không thực hiện việc cấp đổi, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định; không thực hiện nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại điểm (1), (2), (3), (6) và (7);

(6) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường được cấp lại theo quy định;

(7) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng theo giấy phép môi trường; (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm)

(8) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.

(Ngoài ra còn áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm;

Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Cơ sở pháp lý đã rất rõ ràng nhưng việc những cơ sở gây ô nhiễm môi trường tồn tại tới bao giờ và khi nào được chấn chỉnh thì lại cần sự phối hợp vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng. Đó không chỉ là điều mong mỏi của nhân dân xã Đông Tiến huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh mà còn là mong mỏi của nhân dân các địa phương khác nữa. Một lần nữa chúng tôi xin kính chuyển những tâm tư nguyện vọng của bà con nơi đây đến các cấp chính quyền, hi vọng về một Yên Phong xanh, sạch, đẹp !

Hữu Hảo – Tuấn Phong

  • Tags: