Giải pháp nào để phát triển kinh tế không đánh đổi môi trường ở Trạm Tấu?
Việc phát triển kinh tế của địa phương, trong đó du lịch là một trong những ngành mũi nhọn mà các nước đang phát triển đang chú trọng. Sự phát triển ngành công nghiệp không khói của địa phương nói riêng và đất nước nói chung, đó là “du lịch xanh”. Liệu với sự phát triển nhanh chóng này thì những cánh rừng còn là “Lá phổ xanh cho trái đất” hay không?
Thực trạng mặc dù mới được nhưng khu du lịch Lau Camping Phình Hồ tại xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã ngang nhiên xây dựng bungalow, lều trại, các công trình kiên cố, mở cửa đón khách và lưu trú qua đêm.
Theo phản ánh của người dân trên địa bàn xã Phình Hồ hiện có tình trạng các điểm du lịch, homestay chưa đầy đủ các thủ tục pháp lý nhưng vẫn ngang nhiên xây dựng, hoạt động thu phí dịch vụ một cách công khai.
Chúng tôi về với khu du lịch Lau Camping để tìm hiểu thêm thông tin. Tại đây, theo quan sát, toàn bộ điểm du lịch của Lau Camping nằm trên một quả đồi cao, đỉnh đồi trải dài bằng phẳng. Đứng từ trên đỉnh này có thể dễ dàng nhìn ngắm cánh đồng lúa Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ, nơi đây còn được giới trẻ ưu ái đặt cho tên gọi con đường lên núi “Săn mây”.
Các công trình xây dựng tại khu du lịch Lau Camping
Khu du lịch này đã xây dựng hoàn thiện khu vực nhà hàng, nhà điều hành, khu cafe, khu vực vệ sinh công cộng, bãi để xe… Không chỉ vậy, tại đây còn có hệ thống lều căng bằng bạt trên nền đất đã ốp ván gỗ và nhiều căn bungalow được dựng từ khung gỗ lắp ghép cho khách hàng có nhu cầu lưu trú qua đêm.
Ông Khang A Chua – Phó Chủ tịch huyện Trạm Tấu chia sẻ: “Sau khi nhận được phản ánh huyện đã thành lập đoàn kiểm tra và yêu cầu cơ sở dừng hoạt động cho đến khi có đầy đủ giấy tờ”. Theo hồ sơ kiểm tra, cơ sở Lau Camping do ông Sùng A Tủa và Sùng A Trớ là chủ hộ kinh doanh. Đất của ông Tủa và ông Trớ thuê để kinh doanh đều là của bà Nguyễn Thị Như Quỳnh với thời gian thuê 5 năm, hầu hết đã được quy hoạch là đất thương mại dịch vụ.
Tại thời điểm kiểm tra có một số hạng mục công trình được ông Sùng A Tủa xây dựng, tuy nhiên chưa được cấp giấy phép xây dựng, gồm: 3 sàn sân; 2 nhà xây hiện dùng để cho nhân viên ở; 1 nhà khung thép hiện đang sử dụng làm nhà hàng phục vụ ăn uống. Ngoài ra có một số công trình do ông Tủa xây dựng nằm ngoài thửa đất thuê gồm: 2 nhà sàn dự kiến để làm dịch vụ tắm thuốc; 1 nhà kết cấu khung thép đang được sử dụng làm máy sản xuất chè; 1 nhà đang sử dụng làm quầy ba và một số công trình đường vào Lau Camping, đường nội bộ, mặt bằng san gạt để xe. Diện tích đất đã xây dựng các công trình nêu trên thuộc đồ án quy hoạch đang thực hiện đến bước trình thẩm định, chưa được Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu phê duyệt.
Mặc dù cung cấp dịch vụ ăn uống, nhưng cơ sở của ông Tủa có đến 12 người chưa có Giấy khám sức khỏe, nhân viên chưa có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Bản cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở với UBND xã Phình Hồ cũng đã hết hạn từ ngày 10/4/2024. Cơ sở cũng không cung cấp được hồ sơ quản lý theo dõi về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Khu du lịch đón khách, cung cấp dịch vụ dù chưa được cơ quan chức năng phê duyệt
Đối với hộ kinh doanh của ông Sùng A Trớ, tại thời điểm kiểm tra có một số hạng mục công trình được xây dựng tuy nhiên chưa được cấp phép như: 25 nhà dạng bungalow, nhà cho nhân viên ở, nhà vệ sinh… Diện tích đất đã xây dựng các công trình nêu trên thuộc đồ án quy hoạch đang thực hiện đến bước trình thẩm định, chưa được Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu phê duyệt.
Không chỉ vậy, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống nhưng cũng có đến 7 nhân viên chưa có Giấy khám sức khỏe, chưa có bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở dịch vụ ăn uống.
Từ năm 2023 khu du lịch Lau Camping đi vào hoạt động và nhận khách lưu trú qua đêm mặc dù chưa hề có thủ tục khai báo lưu trú; giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; thủ tục đăng ký biến động đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; các thủ tục pháp lý về đất đai, xây dựng; đề án liên quan đến bảo vệ môi trường; phòng cháy chữa cháy…
UBND Huyện đã thành lập đoàn kiểm tra, nhắc nhở, lập biên bản tạm dừng hoạt động đưa đón khách từ ngày 22/07/2024 thế nhưng cho tới nay Chủ khu du lịch Lau Camping vẫn đón khách và nhận đặt phòng như bình thường.
Ngày 29/07/2024, chúng tôi có mặt tại khu du lịch Lau Camping, mọi hoạt động vẫn diễn ra như không có gì. Ngoài phí gửi xe máy 10.000 đồng/người, phí gửi xe ô tô 50.000 đồng/người, khách hàng còn phải trả thêm phí check in 30.000 đồng/người; du khách muốn đến ăn uống sẽ được nhà hàng phục vụ từ 150.000 đồng – 300.000 đồng/người.
Theo bảng giá dịch vụ, bungalow có giá từ 1,5 triệu đồng - 2 triệu đồng/tối; Nhà cộng đồng có giá cho thuê 250.000 đồng/người/tối, hoặc bao phòng 2 triệu đồng/tối.
Như vậy, có phải khu du lịch Lau Camping được địa phương chấp nhận hoạt động và kinh doanh không? Nếu không thì đây có được coi là việc không tuân thủ pháp luật khi không nghiêm chỉnh chấp hành biên bản tạm dừng hoạt động của các cơ quan chức năng?
Bảng giá dịch vụ được công khai tại Lau Camping Phình Hồ.
Theo luật sự Nguyễn Văn Hoan, với cơ sở pháp lý để xử lý theo quy định của Luật và các Nghị định:
Tại khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng như sau:
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
Điều 10. Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Không thông báo về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
d) Không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;
b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Không thể phủ nhận, việc phát triển loại hình du lịch Homestay, Camping, khu du lịch nghỉ dưỡng… theo xu hướng xã hội mang lại nhiều lợi ích kinh tế, du lịch. Đặc biệt, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương, không vì thế chúng ta có thể đánh đổi môi trường để đem lại kinh tế mà chúng ta chưa biết hậu quả của việc đang làm. Nhưng cũng vì thế, nhiều hộ kinh doanh, chủ đầu tư lợi dụng kẽ hở trong quản lý của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để xây dựng trái phép, trốn tránh khai báo, nộp thuế và tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến nhiều nguy cơ phá vỡ quy hoạch, gây mất an ninh trật tư tại khu vực, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến việc quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương, vùng miền.
Từ thực tiễn và theo một số chuyên gia, Quyết định đưa ra một số giải pháp bảo vệ môi trường du lịch, phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học để thực hiện như sau:
- Tổ chức kiện toàn hệ thống các trạm bảo vệ, các tổ tuần tra rừng để giải quyết nhiệm vụ bảo vệ và phục hồi tài nguyên rừng; đầu tư xây dựng hạ tầng và đặc biệt đầu tư công tác trồng rừng mới, bảo vệ phục hồi các hệ sinh thái rừng tự nhiên như: phục hồi và phát triển các loài thực vật đặc hữu của rừng tràm, nguồn lợi thuỷ sản của hệ sinh thái rừng tràm (trong đó có nguôn lợi cá đồng là đặc trưng của vùng); thiết lập các đường băng xanh cản lửa rừng bằng giải pháp trồng các loài cây bản địa của rừng tràm; trồng bố sung, thực hiện các giải pháp lâm sinh để phục hồi, nâng cao chất lượng rừng và chất lượng hệ sinh thái; phục hồi rừng trên đất than bùn.
- Áp dụng các biện pháp lâm sinh: trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, phục hồi rừng với loài cây tràm bản địa nhằm nâng cao chất lượng rừng, phục hồi hệ sinh thái rừng trên đất than bùn, qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn triệt đế tình trạng phá rừng, vận chuyển, mua bán các loài động vật hoang dã, tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thông qua giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên; thực hiện các cuộc điều tra, nghiên cứu cơ bản khu hệ động, thực vật để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, chú trọng đến các loài quan trọng có tính chất chỉ thị, các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới. Đối với các loài quý hiếm cần xây dựng chương trình điều tra, giám sát cụ thể để đảm bảo cung cấp số liệu cập nhật cho công tác quản lý và bảo tồn loài; họp tác với các cơ quan ban, ngành trong tỉnh, các cơ quan và tổ chức chuyên môn trong nước, các tố chức quốc tế trong công tác nghiên cứu khoa học, quản lý bền vững hệ sinh thái rừng; nghiên cứu giải pháp hạn chế sự phát triến của một số loài động vật có tác động bất lợi ảnh hưởng đến sự phát triển, môi trường sống của các loài khác, đảm bảo cân bằng sinh thái.
- Áp dụng khoa học công nghệ trong việc cải tạo rừng tự nhiên, trồng rừng bằng cây bản địa; tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Triển khai phương thức bảo tồn chuyển chỗ, hình thành hệ thống vườn thực vật, vườn ươm, vườn động vật để bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy định của nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, về du lịch sinh thái đến công chức, viên chức, người lao động, các tố chức, cá nhân và cộng đồng dân cư nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái.
- Đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên tuyển dụng nhũng cán bộ qua đào tạo có năng lực, kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, công tác quản lý du lịch; khuyến khích công chức, viên chức tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đế đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý.
- Quản lý hiệu quả, chặt chẽ hoạt động du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Do vậy huyện Trạm Tấu và tỉnh Yên Bái cần gấp rút bảo vệ rừng lá phổi xanh cho tỉnh cũng như cho toàn quốc. huyện và tỉnh cần xem xét, kiểm tra xử lý theo quy định của Pháp luật; đảm bảo các quy định về xây dựng, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, không những vậy còn hạn chế việc cháy rừng và thất thoát ngân sách sách nhà nước cũng như những tai nạn, thương tích tiềm ẩn từ những hoạt động trái phép có thể gây ra.
Khánh Hòa
Tin nóng
- Tăng cường trách nhiệm, tính chuyên nghiệp để không dẫn tới các rủi ro pháp lý trong đấu thầu
19/12/2024 8:50:13 SA
- Những nội dung chủ yếu của Phát luật quy định về nhân sự chủ chốt trong hồ sơ mời thầu cần biết
09/12/2024 10:11:02 SA
- Nâng cao ý thức, tuân thủ pháp luật trong công tác đầu tư xây dựng
29/11/2024 10:59:14 SA
- Chú trọng kiểm tra đối với những gói thầu có ít nhà thầu tham dự, giá trị tiết kiệm thấp
27/11/2024 4:07:27 CH
- Các hình thức đấu thầu phổ biến mới nhất theo quy định hiện nay
26/11/2024 8:54:40 SA