Các mục tiêu xã hội đồng thời được đáp ứng, môi trường thiên nhiên sẽ được bảo tồn, phục hồi và phát triển bền vững

21/10/2022 11:09:25 SA
Share Bai :

Thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề. Ảnh: Internet

Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới đang đi theo những triều hướng tiêu cực, bởi chúng đang dần bị thu hẹp về tất cả mọi mặt như số lượng và chất lượng … Về tài nguyên thiên nhiên rừng thì diện tích đang bị thu hẹp mỗi ngày, mỗi giờ, độ che phủ rừng thấp, diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm, làm cho các loài sinh vật quý hiếm mất đi chỗ cư trú. Ở Việt Nam, có khoảng 100 loài thực vật và khoảng 100 loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Các mục tiêu xã hội là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên, các mục tiêu xã hội bao gồm những mục tiêu liên quan đến lương thực thực phẩm, nguồn nước, năng lượng và sự đạt được cuộc sống hạnh phúc cho tất cả mọi người, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững thiên nhiên, có thể đạt được thông qua những con đường bền vững bằng việc triển khai nhanh chóng và có cải tiến các công cụ chính sách hiện hành cũng như những sáng kiến mới nhằm tranh thủ hiệu quả hơn hành động của mỗi cá nhân hay tập thể để tạo ra sự thay đổi có tính chuyển đổi. Vì các cấu trúc hiện tại thường kìm hãm sự phát triển bền vững và thực sự là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến mất đa dạng sinh học, nên cần phải có sự thay đổi cấu trúc cơ bản như vậy. Thay đổi mang tính chuyển đổi có thể vấp phải sự phản đối từ những người đang hưởng lợi hiện tại, song sự phản đối đó có thể được khắc phục vì lợi íchcủa toàn nhân loại.

Môi trường toàn cầu có thể được bảo vệ thông qua tăng cường hợp tác quốc tế và gắn kết với các biện pháp phù hợp ở địa phương. Việc rà soát và làm mới các mục tiêu đã được thống nhất quốc tế liên quan đến môi trường, dựa vào kiến thức khoa học tốt nhất hiện có và sự chấp nhận rộng rãi cũng như việc tài trợ cho các hành động bảo tồn, phục hồi sinh thái và sử dụng bền vững của mọi bên tham gia, kể cả các cá nhân, chính là chìa khóa cho sự bảo vệ này. Việc áp dụng rộng rãi như vậy có nghĩa là thúc đẩy và gắn kết các nỗ lực phát triển bền vững của địa phương, quốc gia và quốc tế, đồng thời lồng ghép đa dạng sinh học (ĐDSH) và tính bền vững vào tất cả các lĩnh vực khai thác và sản xuất, bao gồm khai khoáng, thủy sản, lâm nghiệp và nông nghiệp, từ đó các hành động của cá nhân và tập thể sẽ dẫn đến đảo ngược sự suy thoái các dịch vụ hệ sinh thái trên toàn cầu.

Việc công nhận tri thức, sự đổi mới, kinh nghiệm thực tế, thể chế và giá trị của người dân bản địa và cộng đồng địa phương, đồng thời đảm bảo sự hòa nhập và tham gia của họ vào quản trị môi trường, thường sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của họ cũng như sẽ bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững thiên nhiên, và cũng tương tự ở phạm vi xã hội rộng hơn. Quản trị, bao gồm các thể chế và hệ thống quản lý theo thông lệ và các chế độ đồng quản lý có sự tham gia của người dân bản địa và cộng đồng địa phương, có thể là một cách hiệu quả để bảo vệ thiên nhiên và những đóng góp của nó cho con người bằng cách kết hợp tri thức bản địa với các hệ thống quản lý phù hợp với địa phương. Những đóng góp tích cực của người dân bản địa và cộng đồng địa phương đối với tính bền vững có thể được tạo điều kiện thông qua sự công nhận của quốc gia về quyền sở hữu đất, quyền tiếp cận tài nguyên phù hợp với luật pháp quốc gia, áp dụng nguyên tắc đồng ý khi được thông báo trước, và cải thiện việc chia sẻ công bằng, có tính hợp tác những lợi ích có được từ việc sử dụng, đồng quản lý với cộng đồng địa phương.

Con người và thiên nhiên tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình tồn tại. Ảnh: Internet

Nuôi dưỡng con người và tăng cường bảo tồn và sử dụng bền vững thiên nhiên là các mục tiêu phụ thuộc chặt chẽ vào nhau và có thể đạt được thông qua các hệ thống nông nghiệp, nuôi trồng và chăn nuôi bền vững, bảo vệ các giống, loài bản địa, bảo vệ sinh cảnh và phục hồi sinh thái. Các hành động cụ thể gồm: khuyến khích thực hành nông nghiệp và hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, như quy hoạch cảnh quan đa chức năng, quản lý tổng hợp liên ngành, mà những hành động này sẽ hỗ trợ bảo tồn ĐDSH di truyền và ĐDSH liên quan đến nông nghiệp. Các hành động khác nhằm đồng thời đạt được an ninh lương thực, bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững là giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; tích hợp kiến thức từ các hệ thống khác nhau, gồm kiến thức khoa học và tri thức địa phương và bản địa; tránh lãng phí thức ăn; trao quyền cho người sản xuất và người tiêu dùng để chuyển đổi chuỗi cung ứng; và hỗ trợ các lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững hơn. Là một phần của quy hoạch và quản lý tổng hợp cảnh quan, thì phục hồi sinh thái nhanh, trong đó có nhấn mạnh đến việc sử dụng các loài bản địa, có thể bù đắp cho sự suy thoái hiện tại và bảo vệ nhiều loài nguy cấp, song giải pháp này sẽ kém hiệu quả nếu bị trì hoãn.

Duy trì và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, các loài và hệ sinh thái biển có thể đạt được thông qua sự phối kết hợp giữa các biện pháp can thiệp trên cạn, hệ nước ngọt và đại dương, bao gồm sự phối hợp đa cấp độ giữa các bên liên quan về việc sử dụng biển khơi. Các hành động cụ thể có thể bao gồm tiếp cận quản lý nguồn lợi thủy sản dựa vào hệ sinh thái, quy hoạch không gian, hạn mức hiệu quả, khu bảo tồn biển, bảo vệ và quản lý các khu vực ĐDSH biển quan trọng, giảm ô nhiễm do các dòng chảy vào đại dương, và cộng tác chặt chẽ với nhà sản xuất và người tiêu dùng. Điều quan trọng là tăng cường xây dựng năng lực để áp dụng các thực tiễn quản lý thủy sản tốt nhất; thông qua các biện pháp thúc đẩy tài chính bảo tồn và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; phát triển các công cụ pháp lý và ràng buộc mới; thực hiện và thực thi các thỏa thuận toàn cầu về nghề cá có trách nhiệm; và khẩn trương thực hiện tất cả các bước cần thiết để ngăn chặn và loại bỏ việc đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định

Những giải pháp dựa vào thiên nhiên có thể hiệu quả về mặt chi phí để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững tại các thành phố, là cần thiết cho sự bền vững toàn cầu. Việc tăng cường sử dụng cơ sở hạ tầng xanh và cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái có thể tăng cường phát triển đô thị bền vững đồng thời tăng cường giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Các khu vực ĐDSH đô thị quan trọng cần được bảo vệ. Giải pháp có thể gồm trang bị thêm cơ sở hạ tầng xanh, chẳng hạn như tạo và duy trì không gian xanh và các thủy vực thân thiện với ĐDSH, nông nghiệp đô thị, vườn trên mái và mở rộng diện tích cây xanh và dễ tiếp cận tại các khu vực đô thị và vùng ven đô hiện có cũng như các khu phát triển mới. Cơ sở hạ tầng xanh ở thành thị và các vùng nông thôn xung quanh có thể bổ sung cho “cơ sở hạ tầng xám” quy mô lớn trong các lĩnh vực như chống lũ lụt, điều hòa nhiệt độ, làm sạch không khí và nước, xử lý nước thải và cung cấp năng lượng, thực phẩm có nguồn gốc địa phương và các lợi ích về sức khỏe bởi có sự tương tác với thiên nhiên

Các mục tiêu xã hội đồng thời được đáp ứng môi trường thiên nhiên sx phục hồi và phát triển. Ảnh: Internet

Một thành phần quan trọng của các lộ trình bền vững là sự phát triển của hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu nhằm xây dựng một nền kinh tế toàn cầu bền vững, tránh xa mô hình tăng trưởng kinh tế hạn chế hiện tại. Điều đó có nghĩa là kết hợp chặt chẽ việc giảm bất bình đẳng trong các lộ trình phát triển, giảm tiêu thụ quá mức và lãng phí, giải quyết các tác động môi trường. Sự phát triển như vậy có thể được thực hiện thông qua sự kết hợp các chính sách và công cụ (chẳng hạn như các chương trình khuyến khích, cấp chứng nhận và các tiêu chuẩn thực hiện) và thông qua cơ chế thuế quốc tế nhất quán hơn, được hỗ trợ bởi các hiệp định đa phương và tăng cường quan trắc và đánh giá môi trường.

Khi và chỉ khi các mục tiêu xã hội của loài người được đồng thời đáp ứng thì  thiên nhiên mới lại có thể một lần nữa được bảo tồn phát triển. Các hệ sinh thái, cái loài động thực vật… được bảo tồn sinh sôi và phát triển như cách đây hàng triệu năm trên trái đất.

Phương Linh

  • Tags: