Ý nghĩa việc thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát trong văn hoá người Việt

10/05/2024 11:08:30 SA
Share Bai :

Bồ Tát Địa Tạng tục danh (thế danh) tên là Kim Kiều Giác (Kim Kyo Gak), ngài sinh vào thế kỷ VII, năm 696 TL (theo lịch Tân La (Silla), tại nước Tân La (Silla), hiện nay là Hán Thành, thuộc Nam Hàn. Bồ tát Địa Tạng là một trong sáu vị Bồ tát của Phật giáo Đại thừa (cỗ xe lớn chở được nhiều người). Năm vị còn lại là Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát.  

Bồ tát Địa Tạng là một vị Bồ tát đại bi thệ nguyên độ thế rất rộng lớn. Ngài là giáo chủ của cõi U Minh. Địa là đất. Tạng là trùm (biển trời) chứa. Bồ tát có lập đại nguyện tế độ tất cả chúng sinh cũng như đất là nơi nương tựa cho muôn sự muôn vật nên gọi là địa. Trong kinh Phật có câu “Dốc lòng niệm tụng Bồ Tát Địa Tạng hoặc lễ bái cúng dường hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng thì xa lìa khổ não, không đọa ác đạo, thành tựu được 28 điều lợi ích. Trời rồng hộ niệm, quả lành ngày thêm lớn, công đức vô lượng. Không lui sụt đạo giác ngộ, áo cơm đầy đủ, không bị bệnh dịch, khỏi nạn lửa nước. Không gặp điều hại, người thấy cung kính, quỷ thần hộ trì…”

Trong bộ kinh nói rõ nhất về Địa Tạng Vương Bồ Tát là Bộ “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh”. Trong Kinh Đức Phật có nói rõ từ khi Ngài Địa Tạng Bồ Tát tu nhân cho đến khi thành quả vị Bồ Tát như thế nào. Có thể thấy, ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát mang nhiều ý nghĩa lớn. Việc thành tâm dâng lễ, thờ tượng sẽ mang lại cho chúng ta bình an và phước lộc lâu dài.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị đại Bồ Tát của Phật Giáo Đại Thừa. Tay phải của Ngài cầm Tích trượng mang ý nghĩa rằng Ngài dùng pháp thập nhị nhân duyên cảnh tỉnh chúng sinh. Ý nghĩa của tượng Bồ Tát Địa Tạng không chỉ là biểu tượng tôn giáo mà còn là biểu tượng về lòng từ bi và lòng nhân ái trong tâm hồn con người.

Hình ảnh thờ tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát trong văn hoá tôn giáo tín ngưỡng của người Việt chứa đựng nhiều ý sâu xa: Giúp những ước nguyện lớn mau chóng thành hiện thực; Tiêu trừ tai nạn, thoát khỏi hiểm nguy; Tiêu trừ tội chướng, bệnh tật; Khi người thân sắp qua đời, việc niệm danh hiệu bồ tát hoặc tụng kinh Địa Tạng sẽ giúp làm nhiều việc thiện cho người đó; Trong giai đoạn 49 ngày sau khi mất, việc tụng kinh Địa Tạng cho vong linh quá cố còn giúp họ sớm được siêu thoát.

Trong Kinh có nói, Địa Tạng Bồ Tát lúc còn tu nhân, đã nhiều đời nhiều kiếp không ngừng nghỉ vì bố mẹ mà phát thệ nguyện rộng lớn, thệ nguyện cứu độ hết thảy chúng sanh khổ nạn, cho đến khi họ thành Phật mới thôi. “Địa ngục chẳng trống không, tôi chẳng thành Phật”. Vì phát nguyện như vậy, nên bây giờ đã có vô lượng vô biên chúng sanh được Ngài độ thoát, đã tu thành Phật đạo, đã thành Phật rồi nhưng Ngài vẫn còn ở địa vị Bồ Tát.

Ý nghĩa của tượng Ngài trong cuộc sống văn hoá người Việt Nam

Danh hiệu là Địa Tạng Vương Bồ Tát, trong Bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là bộ kinh mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ở cung trời Đao Lợi 3 tháng trước khi Ngài nhập niết bàn. Cũng ở pháp hội này, Ngài đã phó thác (uỷ quyền) cho Địa Tạng Vương Bồ Tát. Sau khi Đức Phật nhập diệt thì Địa Tạng vương Bồ Tát sẽ thay Đức Phật giáo hoá chúng sanh cho đến khi Đức Phật Di Lặc ra đời. Khi Đức Phật Nhập diệt rồi thì Ngài Địa Tạng lại tiếp tục nhận trách nhiệm giáo hoá chúng sanh. Công việc của Ngài Địa Tạng thật không có lúc ngơi nghỉ. Hình tượng Địa Tạng Bồ Tát là hình tướng người xuất gia, đội mão (mũ) hoặc để đầu trần. Đặc điểm dễ nhận diện nhất về Tượng Địa Tạng Vương là một tay cầm tích trượng, một tay cầm quả cầu lửa (hạt minh châu). Ngài có thể ở tư thế đứng hoặc ngồi trên đài sen, ngồi trên kỳ lân… Hình tượng của Ngài là một biểu pháp của nhà Phật, mà được tạo tác trong nhiều chùa ở Việt Nam. Khi phật tử (chúng sanh) đi chùa cúng lễ cầu bình an luôn có trong tâm thức người Việt từ ngàn xưa. 

Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát là Biểu Pháp của nhà Phật

Vì thế, trong các ngôi chùa tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn đặt ở chánh điện. Nhằm để cho các sư thầy, thiện nam, tín nữ,… lễ bài ngày đêm. Từ đó, có thể cầu nguyện đại chúng an yên, sớm sinh trái ngọt, biến nguy thành an. Trong đời sống văn hoá người Việt Nam ta, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát mang lại cho gia chủ và các thành viên trong gia đình nhiều hiệu ứng tích cực như: Những điều gia chủ- đại chúng cầu nguyện sẽ được Phật chứng giám, phù hộ phù hộ độ trì sớm thành hiện thực. Xua đuổi tai ương, điều xấu. Độ giúp cho sức khỏe của mọi người trong nhà mạnh khỏe, tiêu trừ bệnh tật và bình an trong mọi chuyện.

Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát mang ý nghĩa với cuộc đời kiếp sau. Gia chủ thật tâm cầu nguyện sẽ được Phật cho kiếp sau có thân xinh đẹp. Thoát khỏi kiếp nghèo hèn, có cuộc sống sung túc, an nhàn. Tượng Địa Tạng có hình dáng một người xuất gia, mặc áo cà sa. Một tay cầm tích trượng, một tay cầm hạt minh châu. Trong đó, Tích trượng là pháp khí được Đức Phật chế ra từ 12 khoen trượng để mở cửa Địa Ngục. Trên tay ngài Địa Tạng cầm “viên minh châu” là biểu tượng cho trí tuệ. Soi đường chỉ lối cho chúng sanh bị giam cầm trong địa ngục đen tối, nhờ đó thấy được ánh sáng giải thoát khỏi nhục hình.

Ngày nay ở nhiều chùa nhiều nơi thờ ngài Địa Tạng, trong văn hoá người Việt Nam từ xưa đến nay, ngài Địa Tạng luôn biểu tượng cho sự bình an, tinh tấn, lợi lạc thân tâm. Trong nền văn hoá cổ xưa đến nay luôn lưu giữ và truyền tụng những giáo pháp giúp đời, làm cho con người hướng thiện. Yêu tổ quốc, xây dựng quê hương giầu đẹp, làm cho đất nước hưng thịnh- hùng cường, văn hoá dân tộc thì trường tồn với thời gian./.

Nhà báo. Th.S Trần Quốc Hoàn - Vũ Thanh Huyền

  • Tags: