Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cần tư duy mới, nhận thức mới trong công tác dân tộc và tôn giáo
Vừa qua Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác dân tộc và tôn giáo, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn I: (2021-2025) đề xuất xây dựng nội dung Chương trình giai đoạn II: (2026-2030).
Quang cảnh Hội nghị
Về tình hình sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tiếp tục được duy trì ổn định. Các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án, trọng tâm là các Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình MTQG), trọng tâm tập trung chăm lo hỗ trợ vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc, tôn giáo ổn định, đặc biệt là bàn giao nhà ở cho đồng bào dân tộc theo tinh thần thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước theo phát động của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng điều hành Hội nghị
Tình hình sản xuất lúa vụ Đông xuân tăng so với cùng kỳ năm trước, hoa mầu các loại nông sản, cây công nghiệp, chăm sóc, bảo vệ và phòng cháy rừng, chăn nuôi gia xúc, gia cầm, thủy hải sản; các hoạt động sản xuất kinh doanh duy trì ổn định và đảm bảo phục vụ cung ứng tốt cho đồng bào.
Về văn hóa - xã hội
Ông Đỗ Văn Phới - Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương
Các địa phương vùng đồng bào DTTS&MN tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, trong không khí vui tươi, đầm ấm, hưởng thụ văn hóa, du lịch, thể thao, tổ chức họp mặt, sum họp gia đình theo phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc gắn với dịp kỷ niệm sự kiện chính trị của một số địa phương, đặc biệt là ngày hội “sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với một số ban, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức, với sự tham dự của khoảng 200 đồng bào, thuộc 28 cộng đồng tân tộc ở 14 địa phương, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa các dân tộc, đồng thời tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc bỏ những hủ tục lỗi thời, lạc hậu, nhằm giới thiệu quảng bá bản sắc văn hóa của các dân tộc với bạn bè trong nước và quốc tế. Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024); Quyết định số 152/QĐ/TTg ngày 17/01/2025 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17 năm 2025), đối với 5 di tích, trong đó có di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bà Ponagar (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).
ÔÔng Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa
Về giáo dục và đào tạo
Các trường dân tộc nội trú tiếp tục tổ chức dạy và học đảm bảo theo khung chương trình, kế hoạch năm 2024 - 2025. Các địa phương đã phối hợp phục vụ lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu năm 2024 do Bộ DTVTG phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức; Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách, kể cả chính sách đặc thù của địa phương về dạy tiếng DTTS và quan tâm tặng quà, học bổng cho học sinh sinh viên bằng nhiều hình thức thiết thực khác nhau. Đặc biệt là dư luận phấn khởi trong nhân dân về việc Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh công lập cả nước từ tháng 9/2025.
Ông Nguyễn Quaang Hải - Tổng Biên tập Tạp chí NC Dân tộc và Tôn giáo, Bộ DTVTG
Về đào tạo dạy nghề, kết hợp giải quyết việc làm: các địa phương tiếp tục quan tâm công tác nâng cao chất chất lượng dạy, đào tạo nghề, đặc biệt là tăng cường đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông dân giai đọan 2021-2030, đẩy mạnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm ngắn hạn với thị trường lao động trong, ngoài nước.
Về y tế: Các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là phòng chống dịch cúm mùa và tiêm vác xin theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Dự án 7, Chương trình MTQG DTTS&MN); tiếp tục đẩy mạnh vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Bà Hoàng Thị Thanh - Phó TBT Tạp chí NC Dân tộc và Tôn giáo (ngồi giữa)
Về tình hình tín ngưỡng tôn giáo
Trong Quý I năm 2025, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn cả nước cơ bản ổn định. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động thuần túy tôn giáo, tuân thủ pháp luật và theo đúng hiến chương, Điều lệ, tôn chỉ, mục đích đề ra và thực hiện theo phương châm gắn bó, đồng hành cùng dân tộc nhiều hoạt động tôn giáo lớn được tổ chức các Hội nghị thường niên theo quy định của Giáo luật và tuân thủ pháp luật. Mối quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức tôn giáo ngày càng cởi mở và gắn bó hơn.
Đại biểu về dựu hội nghị
Chiều 31/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo ông Đào Ngọc Dung chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác dân tộc và tôn giáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình 1719); Giai đoạn I từ 2021 đến 2025, đề xuất xây dựng nội dung Chương trình giai đoạn II từ 2026 - 2030.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định: Lĩnh vực Dân tộc, Tôn giáo rất đa dạng, phong phú, nhiều nội dung công việc sâu, yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao, cách làm thận trọng.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung “Công tác dân tộc và tôn giáo có vị trí chiến lược trong sự phát triển của đất nước. Toàn ngành phải có tư duy mới, nhận thức mới để phát triển nhanh hơn, đúng định hướng hơn. Điểm mới nhận thức đầy đủ hơn về công tác dân tộc và tôn giáo. Mục tiêu lớn nhất của toàn ngành cuộc sống của người dân không ngừng được nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Nhắc lại theo lời Tổng Bí thư Tô Lâm “Từ trước ta vẫn đi, giờ đi thẳng lưng, đi ưỡn ngực không đi lom khom, giờ đi nhanh hơn đi tắt đón đầu”.
Đa biểu về dự hội nghị
Đảm bảo các dân tộc khác nhau đều bình đẳng, chung sống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau phát triển. Tuyên dương thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc trong dòng chảy phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên thoát nghèo đa chiều và phát triển bền vững.
Nhà nước luôn đảm bảo và tôn trọng những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, và không tín ngưỡng, tôn giáo của người dân hợp pháp. Vận động cùng nhau đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo chính thống, tín ngưỡng, tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành có sống lành mạnh tốt đời đẹp đạo, đồng hành phát triển cùng dân tộc, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước sâu rộng.
Người đứng đầu Bộ Dân tộc và Tôn giáo yêu cầu toàn ngành trong cả nước “không được mặc cảm tự ti, phải có tư duy đổi mới, nhận thức mới trong công tác quản lý Nhà nước, để cả hai lĩnh vực dân tộc và tôn giáo đều phát triển nhanh hơn, đúng định hướng hơn tôn chỉ, tất cả vì người dân và phụng sự người dân”.
Đại diện lãnh đạo cấp Vụ phát biểu tại diễn đàn
Động lực để phát triển bền vững và tăng tốc nhanh hơn
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, công tác dân tộc và tôn giáo có vị trí chiến lược trong sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Đặc biệt, đối với một dân tộc có đa dân tộc, đa tôn giáo như Việt Nam thì công tác này lại càng quan trọng. Đây chính là một trong những động lực để phát triển bền vững, nhanh và mạnh hơn.
Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng chỉ rõ một số nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong thời gian tới như: Tập trung cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước thành các chính sách pháp luật; Củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy từ trung ương đến cơ sở, đúng với tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 18 (địa phương nào đủ tiêu chí thì phải thành lập sở dân tộc và tôn giáo; nâng cao chất lượng hoạt động của các sở, ban); Cần chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất nội dung quản lý nhà nước trên các lĩnh vực…
Riêng với Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), Bộ trưởng lưu ý: “Chúng ta đạt 6/9 chỉ tiêu, dù chưa thực sự bền vững nhưng cũng rất đáng mừng, vì các địa phương thụ hưởng đều là những lõi nghèo của cả nước. Chương trình 1719 đã góp phần mang lại những kết quả đáng tự hào cho sự nghiệp giảm nghèo: Tỷ lệ đói nghèo cả nước từ 60-70% năm 1993 giảm xuống còn 1,93% năm 2024; tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm 3-4%. Và giừo đây Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chúng ta tự hào là nước được Liên Hợp Quốc mời báo cáo điển hình về chống đói nghèo toàn cầu tại hội nghị G7 và G20”.
Về Chương trình 1719 giai đoạn 2026-2030, Bộ trưởng yêu cầu “không đầu tư rải mành mành”, chỉ tập trung một số vấn đề quan trọng như: sinh kế, hạ tầng, y tế, giáo dục và tôn giáo.
Công việc của Bộ DTTG tập trung làm các việc như: Xây dựng chủ trương chính sách; Xây dựng mô hình kinh tế điểm; Kiểm tra giám sát, tổng kết chương trình.
“Phải tăng cường phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực cho địa phương. Không được bắt Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ phải làm thay việc của cơ sở. Không được để tái diễn tình trạng trình cấp cao nhất phê duyệt từng dự án cấp xã”, Bộ trưởng Đào Ngọc dung nghiêm khắc yêu cầu.
Theo Nghị quyết 42 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong giai đoạn mới đặt mục tiêu “đến năm 2030 hoàn thiện 1 triệu căn nhà ở xã hội, xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát”.
Theo đó, phấn đấu cuối năm 2025 xóa cơ bản 400 nghìn căn nhà tạm, nhà dột nát, gồm 100 nghìn căn nhà cho người có công với cách mạng nhưng khó khăn về nhà ở; thu hút 153 nghìn căn nhà xây bằng nguồn vốn xã hội hóa; và phần còn lại từ nguồn vốn của một số Chương trình mục tiêu quốc gia như giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
“Chậm nhất nếu đến ngày 31/12/2025 là xóa được 400 nghìn căn nhà tạm, nhà dột nát, thì chúng ta “về đích” trước 5 năm so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 42. Đây là 1 kỳ tích, giúp nhiều người dân an cư lạc nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam không còn hộ nghèo”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Khánh Hòa là một trong những địa phương triển khai hiệu quả Chương trình 1719. Ông Lê Hữu Hoàng, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến cuối năm 2024, tỉnh đã giải ngân đạt 87,3%, nhiều chỉ tiêu đã hoàn thành và vượt mức. Còn thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số tại địa phương tăng gấp đôi so với năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 7,2%/năm. Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/01/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) về Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2023, định hướng đến năm 2030; HĐND tỉnh ban hành trên 20 nghị quyết; UBND tỉnh ban hành 32 quyết định, kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện chương trình. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hàng năm 7,2%; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Đặc biệt hai huyện vùng đồng bào DTTS&MN là Khánh Sơn và Khánh Vĩnh đã thoát khỏi huyện nghèo.
Những kết quả đạt được đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn vùng đồng bào DTTS & MN có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, loa động sản xuất và đời sống của người dân, nhiều mô hình hỗ trợ, đầu tư phát triển sản xuất hiệu quả được triển khai và nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đời sống vật chất và tình thần của đồng bào DTTS không ngừng được cải thiện, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân có sự chuyển biến tích cực, quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Bài & ảnh Nhà báo. Luật gia Trần Quốc Hoàn
Tin nóng
- NHỮNG KHOẢNH KHẮC ẤN TƯỢNG TẠI LỄ KHỞI CÔNG DỰ ÁN ESSENSIA PARKWAY
02/04/2025 5:01:03 CH
- Sơn Tây (Hà Nội): Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục, sự phát triển toàn diện của trẻ em
02/04/2025 11:25:54 SA
- SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
02/04/2025 9:10:27 SA
- Lần thứ 5 Herbalife Việt Nam tài trợ Giải vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong Việt Nam
01/04/2025 10:07:39 SA
- Chủ tịch UBND phường Phú Bài (TT Huế:): Hết mình vì chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ
26/03/2025 12:26:35 CH