SỨC KHỎE CON NGƯỜI CÙNG HỆ SINH THÁI CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ TRƯỚC NGUY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY

26/07/2023 6:09:07 CH
Share Bai :

Ảnh Internet

Theo thống kê hiện nay, cả nước có hơn 5.400 làng nghề lớn nhỏ,  riêng với Hà Nội ghi nhận tới 1.350 làng nghề. Khảo sát được có tới 95% hoạt động ở đây gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% số đó có yếu tố nghiêm trọng. Việc các hành động xả thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của con người không qua xử lí trước khi xả ra môi trường gây nên tình trạng ô nhiễm hệ sinh thái, gây bệnh tật cho con người và cả động vật khi hấp thụ những chất gây hại, hệ thống xử lí chất thải là chưa có.

Theo Hội liên hiệp Bảo tồn thiên nhiên Vương quốc Anh (JNCC) cho biết, tổ chức này đã lập báo cáo về mức độ tác động của ô nhiễm môi trường đến đa dạng sinh học trên toàn thế giới giai đoạn 2021-2022. Kết quả trong 20 quốc gia nhận ODA hàng đầu có các loài bị đe dọa nhiều nhất do ô nhiễm, Indonesia đứng thứ nhất với 608 loài, Philippines 463 loài, Malaysia 450 loài, Việt Nam đứng thứ tám với 335 loài, chiếm 32% trong tổng số loài bị đe dọa.

Ảnh Internet

298 loài bị ảnh hưởng do nguồn thải nông nghiệp, lâm nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, xói mòn đất, bồi lắng. Nước thải sinh hoạt đô thị ảnh hưởng tới 258 loài. Nguồn thải công nghiệp, quân sự tác động 245 loài. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới 211 loài. Trong số này rất nhiều loài bị tác động bởi nhiều nguồn ô nhiễm.

Vấn nạn ô nhiễm môi trường đang báo hiệu một cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu ngày càng gần hơn, với tốc độ nhanh hơn và nguy hiểm hơn đối với con người và mọi sinh vật đang sinh sống trên trái đất. Khủng hoảng sinh thái toàn cầu được hiểu là khủng hoảng trong mối quan hệ giữa các sinh vật, trong đó có con người với môi trường trên phạm vi toàn cầu.

Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường không khí cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Theo số liệu của WHO, ô nhiễm không khí xung quanh ở cả thành phố và nông thôn ước tính gây ra 4,2 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới vào năm 2016, tỷ lệ từ vong này là do tiếp súc với bụi mịn gây ra bệnh tim mạch và hô hấp, các bệnh ung thư. Trong đó những người sống ở quốc gia có thu nhập thấp và trung bình phải chịu gánh nặng ô nhiễm không khí xung quanh chiếm đến 91% trong số 4,2 triệu ca tử vong sớm này, và các nước chịu gánh nặng lớn nhất ở Đôg Nam Á và các khu vực Tây Thái Bình Dương.

Ngoài ra, các chất ô nhiễm không khí đi vào khí quản của động vật gây tắc nghẽn hô hấp, suy giảm miễn dịch. Các chất SO2, NO2 dưới tác dụng của bức xạ và hơi nước gây mưa axit khiến các loài sinh vật chết.

ô nhiễm không khí gây ra các tác hại nặng nề đối với các hệ sinh vật. Cụ thể, các chất ô nhiễm đi vào khí quản của các loài động vật gây ra tắc nghẽn hô hấp, làm suy giảm hệ thống miễn dịch, cũng như cản trở quá trình trao đổi chất; ô nhiễm khí CO2, khí CH4 (khí nhà kính) sẽ gây ra biến đổi khí hậu, làm cho Trái đất ngày càng nóng hơn và nhiều hiện tượng thời tiết dị thường...

Ngay cả nước biển ven bờ cũng cho thấy giá trị amoni vượt quy chuẩn, trong đó cửa sông Nhật Lệ, sông Gianh, sông Dinh ở Quảng Bình các năm quan trắc từ 2018 đến 2020 đều cho thấy chỉ số cao hơn 3-4 lần so với quy chuẩn Việt Nam", giáo sư Nhuệ nói.

Chuyên gia khẳng định, khi ô nhiễm nước xảy ra, các loại tảo sẽ phát triển gây giảm oxy, qua đó làm chết các loài thực vật, động vật. Theo báo cáo quốc gia lần thứ 6 về Công ước đa dạng sinh học (2019), Việt Nam có khoảng loài 51.400 sinh vật, bao gồm 7.500 chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; 10.900 loài động vật trên cạn; 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt; và hơn 11.000 loài sinh vật biển khác.

Theo các nhà khoa học khi ô nhiễm nguồn nước xảy ra, sự gia tăng của các chất dinh dưỡng mới có trong nguồn nước sẽ kích thích sự phát triển của cây và tảo, làm giảm đáng kể oxy trong nguồn nước. Sự thiếu oxy này sẽ làm chết các loài thực vật và động vật có trong nguồn nước và tạo ra vùng chết, nơi mà các nguồn nước không có sự sống của sinh vật. Ngoài ra, hóa chất và kim loại nặng từ nước thải công nghiệp, đô thị cũng làm ô nhiễm nguồn nước, gây độc hại đối với sinh vật có trong nguồn nước, làm giảm khả năng sinh sản cũng như tuổi thọ của sinh vật.

Các số liệu thống kê cũng cho thấy, mỗi năm, có đến 9.000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước, 100.000 trường hợp ung thư do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có 1.136 người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân cận cũng chết bởi ung thư.

Trước tình trạng hệ sinh thái bị suy thoái sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Cần tăng cường các chính sách pháp luật nhà nước về việc bảo tồn hệ sinh thái. Các cơ quan có thẩm quyền cần nỗ lực hơn về công tác quản lí và phát động tuyên truyền bảo vệ hệ sinh thái nhằm giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường cho cho cuộc sống của người dân cũng như của các loài động, thực vật.

Để giảm tác hại của ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, các nhà khoa học cho rằng, Nhà nước, chính quyền các cấp cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng, tiếp tục ban hành các chính sách, quy định hướng dấn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp từ Trung ương đến các tỉnh, huyện, xã. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt tập trung. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí pháp luật, thực hiện đấu tranh phòng chống tội phạm về tài nguyên môi trường, tập chung xử lí các cơ sở sản xuất cố ý gây ô nhiễm môi trường. Giám sát công khai đầy đủ các khu công nghiệp tập chung, nơi đông dân cư. Nhằm cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường. Chuyển giao công nghệ phải đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế và bảo đảm môi trường sinh thái. Không sử dụng công nghệ gây nên ô nhiễm môi trường bằng bất kì hình thức nào.

Tăng cường kiểm soát, kiểm tra các nguồn thải công nghiệp; Tập trung kiểm soát, kiểm tra và xử lý nghiêm các nguồn thải ô nhiễm bụi phát sinh; phổ biến áp dụng các công nghệ xây dựng ít ô nhiễm; Bảo vệ và phát triển trồng rừng, phủ xanh các vùng đất trống, đồi núi trọc...

Nhờ sự chỉ đạo, nỗ lực không ngừng nghỉ của các ban ngành, địa phương, Việt Nam đã thiết lập được các hành lang đa dạng sinh học kết nối các sinh cảnh, những khu vực có các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; xây dựng được 3 khu vực ưu tiên bảo tồn hổ tại Khu bảo tồn liên biên giới với Lào và Campuchia là Vườn Quốc gia Phù Mát - Nghệ An; Khu bảo tồn Sốp cộp - Sơn La và Vườn Quốc gia Yok Đôn - Đắk Lắk; phối hợp với Lào và Campuchia xây dựng Cụm bảo tồn xuyên biên giới Virachay, Dong Am Phan và Chư Mom Rây. Triển khai đầy đủ các luật bảo vệ môi trường, kết hợp đẩy mạnh các công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật.

Được biết mục tiêu sắp tới, Việt Nam sẽ nỗ lực để hoàn thành mục tiêu cho đến năm 2030, phục hồi được 25%  tổng diện tích hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia bị suy thoái. Thực hiện đầy đủ các chính sách, pháp luật nhằm phát triển và sử dụng bền vững các tài nguyên, đem lại những lợi ích và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.

Hà Anh Tuấn

  • Tags: