Mục tiêu bảo tồn và sử dụng bền vững thiên nhiên giữ cân bằng hệ sinh thái, duy trì đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050

20/10/2022 3:01:19 CH
Share Bai :

Loài Báo Lopard có nguy cơ biến mất khỏi Nam Phi. Ảnh Internet

Sự suy giảm nhanh chóng đa dạng sinh học (ĐDSH) trong các thập kỷ vừa qua đã làm cho chức năng hệ sinh thái ngày càng suy giảm. Những suy giảm trên cũng làm suy yếu các mục tiêu khác, ví dụ như các mục tiêu trong Hiệp định Paris được thông qua theo Công ước khung của Liên Hiệp quốc (LHQ) về Biến đổi khí hậu và Tầm nhìn 2050 về Đa dạng sinh học.

Xu hướng tiêu cực của ĐDSH và các chức năng hệ sinh thái được dự đoán là sẽ còn tiếp tục hay thậm chí tồi tệ hơn trong nhiều kịch bản tương lai khi phải đối mặt với sự gia tăng nhanh dân số, sản xuất kém bền vững và sự phát triển công nghệ liên quan... Ngược lại, các kịch bản và lộ trình khi có tác động của sự gia tăng dân số thấp hay vừa phải, cũng như những thay đổi có tính chuyển đổi trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng, lương thực thực phẩm, chia sẻ công bằng lợi ích thu được từ việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu phù hợp với thiên nhiên sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc đạt được các mục tiêu môi trường và xã hội trong tương lai.

Việc triển khai các chính sách và hành động nhằm bảo tồn thiên nhiên và quản lý chúng một cách bền vững hơn, mang lại những kết quả tích cực, tuy tiến triển này chưa đủ để ngăn chặn các động lực trực tiếp và gián tiếp của suy thoái thiên nhiên. Một vài mục tiêu có liên quan đến các phản ứng chính sách, như việc mở rộng các khu bảo tồn biển và đất liền, việc xác định và ưu tiên các loài ngoại lai xâm hại, các chương trình hành động và chiến lược quốc gia về ĐDSH, và Nghị định thư Nagoya về Tiếp cận các nguồn gen và Chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích. Tuy nhiên, trong khi các khu bảo tồn hiện nay chiếm khoảng 15% diện tích trên cạn và nước ngọt và 7% diện tích biển, thì chúng mới chỉ bao phủ một phần các địa điểm có tầm quan trọng về ĐDSH và vẫn chưa đại diện đầy đủ về mặt sinh thái cũng như chưa được quản lý một cách hiệu quả và công bằng. Đã có sự gia tăng đáng kể các hỗ trợ phát triển chính thức nhằm hỗ trợ Công ước về ĐDSH và tài trợ do Quỹ Môi trường Toàn cầu cung cấp, với dòng tài trợ cho ĐDSH lên tới 8,7 tỷ đôla Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên, việc huy động nguồn lực hiện tại chưa đủ để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, chỉ có 1/5 các mục tiêu chiến lược của 6 thỏa thuận toàn cầu5 có liên quan đến thiên nhiên và bảo vệ môi trường toàn cầu là đang đi đúng hướng để đạt được. Gần 1/3 các mục tiêu của những công ước này là có rất ít hoặc thậm chí không có tiến triển nào nhằm đạt được chúng, hoặc thậm chí là rời bỏ các mục tiêu đó.

Thiên nhiên là yếu tố cần thiết để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (PTBV). Tuy nhiên, xét đến việc các phát triển bền vững (PTBV) được tích hợp, không thể phân chia và được thực hiện tại các quốc gia, thì các xu hướng tiêu cực hiện nay của ĐDSH và các hệ sinh thái sẽ làm giảm tiến độ của 80% những mục tiêu đánh giá của các phát triển bền vững (PTBV) có liên quan đến nghèo đói, sức khỏe, nguồn nước, các thành phố, khí hậu, đại dương và đất đai. Đã tìm thấy có sự cộng hưởng tích cực đáng kể giữa thiên nhiên và các phát triển bền vững (PTBV) có liên quan đến giáo dục, bình đẳng giới, giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy hòa bình và công lý. Sự mất an toàn về quyền sử dụng đất hoặc tài nguyên, cũng như sự suy thoái của thiên nhiên, đã có tác động mạnh mẽ đến phụ nữ và các em gái, những người thường chịu tác động tiêu cực lớn nhất. Cần có một nhu cầu cấp thiết đối với các mục tiêu, chỉ số và bộ dữ liệu chính sách trong tương lai để tính toán rõ ràng hơn về các khía cạnh của tự nhiên và mức độ liên quan của chúng đối với phúc lợi của con người nhằm theo dõi hiệu quả hơn hậu quả của các xu hướng thiên nhiên đối với các Mục tiêu Phát triển bền vững. Một số con đường được lựa chọn để đạt được các phát triển bền vững (PTBV) có liên quan đến năng lượng, tăng trưởng kinh tế, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, sản xuất và tiêu dùng bền vững, cũng như những mục tiêu có liên quan đến nghèo đói, an ninh lương thực và các thành phố, có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đáng kể đến thiên nhiên và do đó tác động đến việc đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững.

Những khu vực trên thế giới được dự báo là sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ những tác động tiêu cực của khí hậu, ĐDSH, các chức năng hệ sinh thái và sự đóng góp của thiên nhiên cho con người cũng chính nơi tập trung đông đảo người dân bản địa và các cộng đồng nghèo khó nhất thế giới. Do phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và những đóng góp của nó cho sinh kế và sức khỏe, nên những cộng đồng này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi những thay đổi tiêu cực đó. Các tác động tiêu cực cũng ảnh hưởng đến khả năng của người dân bản địa và cộng đồng địa phương trong việc quản lý và bảo tồn ĐDSH các loài hoang dã và thuần hóa cũng như những đóng góp của thiên nhiên cho con người. Cộng đồng địa phương và bản địa đã chủ động đối mặt với những thách thức đó bằng cách quan hệ hợp tác với nhau cũng như với một loạt các bên liên quan khác thông qua các hệ thống đồng quản lý qua các mạng lưới giám sát địa phương và khu vực, cũng như bằng cách phục hồi và làm thích ứng các hệ thống quản lý địa phương.

Các cánh rừng ngày càng cần được bảo vệ. Ảnh Internet

Ngoại trừ các kịch bản bao gồm những thay đổi mang tính chuyển đổi, các xu hướng tiêu cực trong thiên nhiên, trong các chức năng của hệ sinh thái và nhiều đóng góp của thiên nhiên đối với con người được dự báo sẽ tiếp tục đến năm 2050 và xa hơn, do tác động dự kiến của biến đổi khí hậu, của việc thay đổi sử dụng đất/biển và khai thác tài nguyên ngày càng gia tăng. Tác tác động tiêu cực do ô nhiễm và các loài ngoại lai xâm hại có thể sẽ làm trầm trọng thêm các xu hướng này. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng trong các mô hình dự báo về ĐDSH và chức năng hệ sinh thái trong tương lai cũng như dự báo về những mất mát và sự đóng góp của thiên nhiên đối với con người. Những khác biệt này phát sinh từ sự thay đổi của các động lực trực tiếp và gián tiếp, được dự báo là sẽ tác động đến các vùng theo những cách khác nhau. Trong khi các khu vực trên toàn thế giới đối mặt với sự suy giảm hơn nữa về ĐDSH trong các dự báo cho tương lai, các vùng nhiệt đới sẽ đối mặt với những rủi ro suy giảm có tính tổng hợp hơn do các mối tương tác giữa biến đổi khí hậu, thay đổi sử dụng đất và khai thác thủy sản. ĐDSH biển và trên cạn ở các vùng cận cực và địa cực được dự báo sẽ giảm đáng kể do sự ấm lên, băng tan và tăng cường axit hóa đại dương. Mức độ của các tác động và sự khác biệt giữa các vùng lớn sẽ còn lớn hơn nhiều trong các kịch bản có sự tăng nhanh về dân số hoặc tiêu dùng so với các kịch bản dựa trên tính bền vững. Hành động khẩn trương và kết hợp đối với các động lực trực tiếp và gián tiếp có tiềm năng giảm tốc, dừng hoặc thậm chí đảo ngược lại một số mất mát về ĐDSH và hệ sinh thái.

Biến đổi khí hậu được dự báo sẽ ngày càng trở nên quan trọng như một động lực trực tiếp dẫn đến những biến đổi của thiên nhiên và những đóng góp của nó đối với con người trong những thập kỷ tới. Các kịch bản cho thấy việc đáp ứng các phát triển bền vững (PTBV) và Tầm nhìn 2050 về ĐDSH phụ thuộc vào việc có xem xét hay không đến những tác động của biến đổi khí hậu trong việc xác định các mục đích và mục tiêu trong tương lai. Các tác động tương lai của biến đổi khí hậu được dự báo sẽ trở nên rõ nét hơn trong những thập kỷ tới, với các tác động tương đối khác nhau tùy thuộc vào kịch bản và khu vực địa lý. Các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với ĐDSH và hoạt động của hệ sinh thái, trong một số trường hợp, điều này trở nên tồi tệ hơn, theo cấp số nhân, với sự nóng lên toàn cầu gia tăng. Hơn bao giờ hết con người là nhân tố tiên quyết trong giải quyết các vấn đề liên quan tới ĐDSH, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.

Chu Thái Thành

  • Tags: