Giải pháp nào cho bài toán “Chảy máu tài nguyên rừng”?

20/12/2023 1:50:18 CH
Share Bai :

Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những thảm họa thiên tai, môi trường, dịch bệnh là do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Do đó, bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những vấn đề cần được quan tâm,nhận thức tầm quan trọng của rừng, Đảng ta luôn đề cao bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, chúng ta phải tích cực đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với tội phạm môi trường nhằm góp phần đẩy lùi tình trạng gây ô nhiễm, xâm hại môi trường, suy thoái môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học. Huyện Ia H’Drai – là huyện biên giới của tỉnh Kon Tum với những cánh rừng xanh bạt ngàn, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 87% cao nhất của tỉnh. Tuy nhiên, thời gian qua, liên tục nhiều điểm của cánh rừng tại địa phương này bị các đối tượng này tấn công, tàn phá,…làm chảy máu tài nguyên rừng.

Hệ lụy nghiêm trọng khi tàn phá “Lá phổi xanh”.

Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng đánh giá, thời gian qua, việc bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân hết sức chú trọng và thu được nhiều thành tựu, phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, trên cơ sở 17 mục tiêu phát triển bền vững của thế giới, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg, “Về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”, xác định 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030, trong đó có tới 4 mục tiêu trực tiếp về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững” ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu”. Có thể thấy, bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm và luôn được xác định trong công cuộc phát triển đất nước.

Theo số liệu thống kê gần đây, huyện Ia H’Drai đã trồng được 957,2ha rừng (đạt 68,3% chỉ tiêu Kế hoạch giai đoạn 2021-2025) và trồng được 143.963 cây phân tán (đạt 72% chỉ tiêu Kế hoạch giai đoạn 2021-2025). Bên cạnh đó, địa phương có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần 95 nghìn ha, trong đó, diện tích có rừng trên 85.372ha. Qua những con số biết nói trên có thể thấy, trong cuộc chiến bảo vệ, phát triển rừng của người dân và cả hệ thống chính trị có thể khiến lâm tặc ngưng tay, liệu cuộc chiến này có cân sức?. 

Nhiều cây rừng có đường kính lớn bị đốn hạ. 

Trong thời gian qua, nhiều khu vực cánh rừng thuộc xã Ia Dom, huyện Ia H'Drai, tỉnh Kom Tum rơi vào tình trạng “chảy máu” bởi sự hoành hành của lâm tặc. theo hình ảnh ghi nhận được tại đây cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang không kể cây lớn nhỏ, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ sẵn chờ tẩu tán nằm la liệt, cảnh tan hoang, những mảng rừng xanh bị khoét, chọc tan tành nhiều năm qua còn đâu “rừng vàng, biển bạc”. Tuy rằng dấu vết cưa hạ cây gỗ rừng đã cũ nhưng dư luận đặt câu hỏi vì sao số lượng cây gỗ bị cưa hạ, tập kết từ 10 đến 20 cây chiều dài 15 đến 20 m, nhiều cây gỗ ước tính lên đến 10m³ gỗ, nằm la liệt lại để phó mặc trong thời gian dài, lại chưa được các cấp chính quyền kịp thời xử lý, ngăn chặn, phát hiện. Hiện trạng còn đó nhưng lâm tặc đâu? Thực hiện hành vi khi nào? Thì chính địa phương và các lực lượng chức năng tại nơi đây cũng chưa thể có câu trả lời cho dư luận. 

Trao đổi với báo chí ngày 18/12, ông Nguyễn Quý Quân, Phó chủ tịch UBND xã Ia Dom ghi nhận thông tin và sẽ báo cáo cho Chủ tịch xã và Bí thư xã, chỉ đạo cán bộ kiểm tra lại các bãi gỗ và đề nghị muốn nắm thêm thông tin thì lên làm việc với UBND huyện và Hạt Kiểm lâm.

Ông Lê Văn Thoan, Giám đốc Công ty TNHH Một Thành Viên Lâm Trường Ia H'Drai cũng cho biết tại những vị trí của các bãi gỗ thuộc diện tích của Lâm trường chúng tôi quản lý, những bãi gỗ này đang được tập kết trên rừng đã được Cục Cảnh sát Môi trường C05 đã phát hiện và đang thụ lý.

Cuộc chiến giữa tài nguyên rừng đang vẩn đang âm ỉ.

Thiên tai, biến đổi khí hậu,... những hệ lụy, tác hại của việc tàn phá rừng đã được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài,... và ắt hẳn ai trong chúng ta cũng nhận thức được những hệ quả nghiêm trọng từ việc phá rừng tác động tới môi trường như thế nào; chính tính mạng, cuộc sống, vật chất của cải,... của con người đã bao gồm trong hệ quả đó.

Tình trạng "lâm tặc" vẫn mãi kéo dài, ngân lên nhưng bài toán muôn thuở “chảy máu tài nguyên rừng” vẫn chưa chấm dứt, liệu những hình thức phát hiện xử lý có đủ tính răn đe, thể hiện kỷ cương luật pháp hay không? Liên quan đến chuyện lâm tặc tàn phá rừng trong thời gian qua, dư luận cũng đặc biệt lên án, nếu không phát hiện kịp thời thì quy mô tàn phá của lâm tặc khả năng sẽ là rất lớn (?). Và khép lại trước thực trạng nhiều diện tích rừng bị tàn phá, chỉ dừng ở chuyện các cơ quan chức năng đang “tích cực” điều tra các đối tượng mở đường vào phá rừng để xử lý theo quy định của pháp luật...cũng đòi hỏi công tác bảo vệ, quản lý, giám sát rừng của địa phương, cơ quan ban, ngành liên quan cần phải được siết chặt hơn nữa, đặc biệt là chính quyền địa phương. Để làm sao sự kết hợp đồng bộ này sẽ đem đến hiệu quả bền vững cũng như mang lại sự bình yên cho núi rừng, mẹ thiên nhiên và con người. 

Hình ảnh số lượng gỗ đang nằm chờ mục nát gây lãng phí cần tập kết về các khu vực quản lý của các cơ quan chức năng.

 

Để lá phổi xanh luôn xanh tươi bảo vệ cho đời sống của con người cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp. Chế tài của Pháp luật đã rất rõ ràng nhưng cần đặc biệt là không thể thiếu đó là ý thức của cộng đồng và từng cá nhân trong cộng đồng đó.

                                                                                                   Minh Khang.

  • Tags: