Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường: Dự án cuốn sách “Con đường tương lai”

06/12/2022 11:31:42 SA
Share Bai :


GS Lê Văn Lan và Viện trưởng Nguyễn Văn Khương (thứ 4 từ bên phải)

Chương trình buổi họp tham dự nhiều chuyên gia đóng góp về dự án sách “Con đường tương lai” do Viện Khoa học giáo dục và Môi trường thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Cuốn sách “Con đường tương lai” là dự án sách tiếp nối cuốn sách Kẻ thù vô hình Covid-19, do Viện Khoa học giáo dục và Môi trường thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam làm Chủ biên. Chủ tọa ông Nguyễn Văn Khương - Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục và Môi trường, đại diện Hội đồng quản lý Viện có ông Nguyễn Xuân Tuấn, TS Nguyễn Ngọc Kim Anh - Giám đốc Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch; ông Đinh Xuân Phong - Tổng Biên tập NXB Thể thao và Du lịch; tham dự và phát biểu Nhà sử học Giáo sư Sử học Lê Văn Lan; GS Hà Đình Đức và ông Nguyễn Văn Khánh Chủ nhiệm CLB Văn hóa nghệ thuật Tài năng trẻ Đoàn Thị Điểm.

Cuốn sách lấy cảm hứng từ bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nội dung đã đề cập đến nhiều nội dung trong chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 05/01/2022. Cuốn sách có sử dụng nhiều bài báo, đài, tạp chí đăng bài phát biểu của Tổng Bí thư. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: “Trong hai năm 2020-2021 vừa qua và năm 2022-2023 tới đây, cùng với toàn thế giới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với "Kẻ thù vô hình Covid-19" như tên của cuốn sách của nhiều tác giả do Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch vừa mới phát hành với tinh thần chống dịch như chống giặc. "Kẻ thù vô hình- Covid-19" là rất nguy hiểm, dịch Covid-19 không chỉ cướp đi sinh mạng của người người mà còn có thể hủy hoại nhiều thành quả mà nhân loại và nhân dân ta đã dày công vun đắp. Để có thể chiến thắng "Kẻ thù vô hình-Covid-19" nguy hiểm và tàn ác này. Cố gắng giữ gìn, phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, trước hết là mục tiêu. nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, chúng ta lâu nay đã đổi mới, sáng tạo thì tới đây càng phải đổi mới, sáng tạo hơn nữa; Nhà nước ta nói chung, Chính phủ, chính quyền các địa phương nói riêng lâu nay đã liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì tới đây càng phải liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn nữa; toàn Đảng toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết, nhất trí, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thì tới đây càng phải đoàn kết, nhất trí, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, hùng cường”.

Dự án sách đã được nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tham gia như: Nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội; các nhà văn, nhà thơ; nhà báo, các tri thức hoạt động về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau; chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục. Thông điệp quan trọng nhất của cuốn sách sẽ dự báo về một số lĩnh vực được đề cập trong quyển sách như: phát triển xã hội, dự báo hiểm họa và rủi ro. Thông qua cuốn sách khi xuất bản, nội dung sẽ đưa ra những dự đoán, những định hướng, giải pháp, phát triển bền vững và lâu dài, không chỉ cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà còn là sự phát triển trường tồn của dân tộc, của đất nước và con người Việt Nam. Đồng thời tôn vinh những giá trị văn hóa tín ngưỡng đậm đà bản sắc dân tộc, tri ân những bậc danh nhân văn hóa đã có công với đất nước, đồng thời làm nổi bật thêm giá trị tôn giáo tín ngưỡng của nhân thần, bậc hiền nhân giữ gìn, bảo vệ non sông đất nước mọi thời đại, qua đó bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng, di sản văn hóa dân tộc bao gồm hai thể loại vật thể và phi vật thể.

Trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Văn hóa còn là Dân tộc còn”, chúng ta phải coi văn hoá ngang bằng với những lĩnh vực quan trọng nhất như chính trị, kinh tế chứ không phải là một lĩnh vực thêm vào cho đủ. Tổng Bí thư cũng muốn gửi tới toàn dân ta một thông điệp rằng văn hoá ở đây có sức mạnh nội tại, tự thân và một dân tộc muốn trường tồn là phải dựa trên nền văn hoá của mình. Sau Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đảng đã khẳng định sau một thời gian tích luỹ đầy đủ về những điều kiện vật chất và tinh thần, chúng ta đã bước vào thời kỳ cất cánh. Nói cách khác, khác với những lần đại hội trước, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nêu lên một quyết tâm là khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để cùng nhau xây dựng đất nước, hướng tới một quốc gia phát triển, một xã hội phồn vinh, ở đó con người được hưởng đầy đủ hạnh phúc của mình. Đây rõ ràng là một sự phát triển mạnh về chất so với quá trình tịnh tiến trước đây, một quá trình tích luỹ các điều kiện. Với ý nghĩa đó, những vấn đề cơ bản về lý luận cần được tổng kết, làm sáng rõ, ví dụ mục tiêu chúng ta đi tới là gì?. Chúng ta đã nói nhiều về những phương diện lý luận, tổng quát nhưng bây giờ phải chỉ ra hình hài tương đối cụ thể. Trong đó, nguồn lực con người cực kỳ quan trọng, mà khi nói đến nguồn lực con người luôn là chủ thể quan trọng.

Cuốn sách “Con đường tương lai” Lấy nguồn cảm hứng từ Đại Hội XIII cho một trọng nội dung dự báo của cuốn sách. Tham dự và cho ý kiến đóng góp thiết thực còn có ý kiến của GS sử học Lê Văn Lan cho biết: “Cuốn sách viết dự báo tương lai về biến đổi khí hậu, dự báo chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Cuốn sách đã chọn chủ đề sát thực, nội dung hấp dẫn, cấu trúc sách tiện lợi cho bạn đọc, mục đích cụ thể rõ ràng, tương lai lai đề cập như: tương lai của quốc gia, tương lai của thế thế...”. Tại buổi tọa đàm có nhiều ý kiến phát biểu đóng góp hữu ích cho việc biên soạn quốn sách “Con đường tương lai” sớm thành công.

Nhà báo. ThS Trần Quốc Hoàn

  • Tags: