BẢO VỆ VÀ PHỤC HỒI RỪNG: GIẢI PHÁP HỮU HIỆU TRONG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

06/09/2023 9:44:02 SA
Share Bai :

Rừng phát triển cho thấy sự phục hồi hệ sinh thái. Ảnh: Internet 

Rừng là hệ sinh thái đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Đối với tự nhiên, rừng là một hệ sinh thái gồm quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường, hay nói cách khác, rừng là nơi sinh sống của nhiều hệ sinh thái khác nhau và rừng có vai trò điều tiết và duy trì mối quan hệ giữa các hệ sinh thái nằm bên trong nó. Đối với con người, rừng là tài nguyên vô giá, tạo ra oxy, điều hòa nước, cũng cấp nguồn gỗ, củi, là nơi cư trú của các loài động, thực vật và là nơi bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, bảo vệ sức khỏa và an toàn của con người,...

Cùng với sự phát triển của loài người, môi trường bị phá hoại nghiêm trọng, dẫn đến hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,... điều này khiến đa dạng trên toàn thế giới nói chung và đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng lớn. Đồng thời, những tác động của con người khiến cho đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng suy giảm. Đặc biệt là “rừng – hệ sinh thái quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học” ở Việt Nam.

Theo thống kê  năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích rừng của nước ta (bao gồm rừng trồng chưa khép tán) là 14.790.075 ha. Trong đó, rừng tự nhiên là 10.134.082 ha, rừng trồng là 4.655.993 ha, diện tích rừng đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ à 13.926.043 ha và tỷ lệ che phủ toàn quốc là 42,02%. Có thể thấy, rừng là hệ sinh thái chiếm diện tích lớn, đồng thời có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến tự nhiên và con người Việt Nam. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phục hồi rừng sẽ là giải pháp hữu hiệu trong bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện môi trường sống của con người, bởi, rừng là môi trường sinh sống và phát triển của nhiều hệ sinh thái, nhiều cá thể, quần thể sinh vật khác.

Việt Nam hiện đang có 168 khu bảo tồn sinh thái, gồm: các khu dự trữ thiên nhiên; các vườn quốc gia; khu bảo vệ hoang dã; khi bảo tồn loài và sinh cảnh; các khu bảo tồn cảnh quan đất liền hoặc biển; các khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên; các khi dự trữ sinh quyển; các khu di sản thiên nhiên. Trong đó, đa số các khu bảo tồn sinh thái đều được che phủ bởi rừng. Điều này đã khẳng định hơn nữa giá trị của rừng đối với bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay.

Từ lâu, mối quan hệ giữa rừng đối với cuộc sống của con người đã trở thành quan hệ hữu cơ, rừng đã trở thành đại biểu cho một phần của tự nhiên khi đối diện với con người. Không một quốc gia nào không biết rõ về vai trò của rừng trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, mối quan hệ hữu cơ giữa rừng và con người đã dần mất cân bằng, con người vì lợi ích kinh tế mà phá bỏ “mối quan hệ hữu nghị” giữa tự nhiên và con người, đồng thời cũng làm mất đi lá chắn bảo vệ cho cuộc sống của chính họ, phá hủy môi trường sống của hàng triệu sinh vật tồn tại trong hệ sinh thái rừng. Nhiều nơi, rừng không còn có thể tái sinh, hiện tượng đất trống đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân ngày càng gia tăng.

Diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm và gây ra hậu quả nặng nề, gây ra tình trạng suy giảm đa dạng sinh học ở nhiều nơi. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, trung bình mỗi năm, diện tích rừng giảm khoảng 2.430 ha, cùng với đó là việc mất đi hàng trăm cá thể động vật hoang dã, các loài thực vật quý hiếm, có tuổi đời lâu cũng dần biến mất,....

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của rừng, nước ta đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng gắn với công tác phục hồi, bảo tồn rừng, đặc biệt là công tác bảo vệ rừng gắn với phục hồi đa dạng sinh học. Điển hình là công tác quản lý rừng Tây Nguyên. Theo đó, Tây Nguyên có tổng diện tích chiếm 16,8% diện tích cả nước và có 3.239.600 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng chiếm 2.559.596 ha. Đây là khu vực rừng chiếm diện tích rừng lớn thứ hai cả nước (khoảng 17,5%) và có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, phát triển lâm nghiệp. Rừng Tây Nguyên gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây, đồng thời có vị trí quan trọng về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu không chỉ cho khu vực mà còn cho các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và toàn bộ hạ lưu sông Mê Kông.

Cùng với việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên, nước ta đẩy mạnh phục hồi đa dạng sinh học ở khu vực này bằng các biện pháp cụ thể như xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, tiến hành thúc đẩy bảo tồn và phục hồi số lượng động vật hoang giã như voi và một số các loài thực vật, động vật hoang dã khác.

Hiện nay, Việt Nam có 14 khu bảo tồn loài nằm rải rác trên cả nước, trong đó, tỉnh Quảng Nam có đến 2 khu bảo tồn với 2 loài quý hiếm là sao la và voi. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam là khu bảo tồn chuyên về voi đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hiện nay nằm trên địa bàn 2 xã Phước Ninh và Quế Lâm, huyện Nông Sơn.

Sao La được những nhà bảo tồn Đông Nam Á coi là một 'báu vật' . Ảnh internet

Ngoài ra, các hoạt động tuyên truyền, phổ cập giáo dục về bảo vệ rừng, phục hồi đa dạng sinh học cũng được đẩy mạnh, các hoat động du lịch gắn với bảo tồn được thúc đẩy mạnh mẽ, từ đó nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, đồng thời có được nguồn thu để phục vụ công tác bảo tồn và phục hồi rừng trong các giai đoạn tiếp theo.

Trong những năm gần đây, phong trào trồng rừng, giữ rừng đã được triển khai có hiệu quả ở nhiều nơi, các khu bảo tồn, khu sinh thái tự nhiên được thắt chặt quản lý,... từ đó tạo ra hiệu quả trong bảo vệ rừng nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung. Việc phủ xanh đất trống, đồi trọc ở nhiều khu vực, phục hồi nhiều diện tích rừng tự nhiên đã khiến cho rừng có dấu hiệu phục hồi tích cực, các hệ sinh thái dần phát triển trở lại, mang đến nguồn sống dồi dào cho tự nhiên.

Rừng là tài nguyên đặc biệt trong trọng không chỉ đối với tự nhiên mà còn gắn liền với đời sống của con người. Rừng không chỉ là ngôi nhà chung của nhiều loài sinh vật mà còn là lá chắn bảo vệ con người khỏi những tác động của tự nhiên, cung cấp các nguồn lợi để con người ổn định đời sống xã hội. Vậy nên, việc phá bỏ rừng hay khai thác bừa bãi, quá mức, không có quy hoạch hợp lý sẽ là một tội ác, là bất công đối với tự nhiên và chính con người.

Rừng là hệ sinh thái chiếm diện tích lớn trong tổng diện tích đất liền của nước ta, đồng thời rừng là nơi sinh sống của hàng triệu sinh vật, hàng ngàn loài thực, động vật. Chính vì vậy, bảo vệ rừng, chính là biện pháp tốt nhất để có thể bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái. Chỉ khi bảo đảm môi trường sống, tồn tại của các hệ sinh thái, các hệ sinh thái mới có thể duy trì và phát triển hay nói cách khác bảo vệ rừng, chính là biện pháp hữu hiệu nhất trong bảo tồn và phuc hồi đa dạng sinh vật ở Việt Nam.

Các giải pháp mang tính đồng bộ sẽ làm giảm áp lực lên hệ sinh thái, đồng thiều các biện pháp hiệu quả sẽ làm cho sự đa dạng của các loài sinh vật. Rừng không chỉ là nơi sinh trưởng mà còn là ngôi nhà của các loài động vật và cũng là nguồn tài nguyên vô giá của con người. Lợi ích từ rừng mang lại đã được con người và các loài sinh vật tận dụng hàng triệu năm qua chính, vì những điều đó bảo vệ rừng là bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh học và bảo vệ chính cuộc sống của con người.

Nguyễn Huyến

  • Tags: