Nỗi nguy hại đáng sợ khi “ô nhiễm trắng xuất hiện”
MT&XH - Sản phẩm làm từ nhựa và túi nilon là những vật dụng đã và đang trở nên phổ biến, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân. Sự ra đời của các sản phẩm này tuy đem lại nhiều tiện ích nhưng lại mạng đến hậu quả cho môi trường, dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng” và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm trắng xuất hiện là do nhu cầu sử dụng túi nilon để phục vụ cho con người quá nhiều. Đây dường như là thói quen trong sinh hoạt mà tất cả mọi người rất khó có thể từ bỏ. Rất khó để loại bỏ toàn bộ túi nilon ra khỏi đời sống trong khi nhu cầu chứa, đựng của con người ngày càng cao.
Theo như một vài thống kê, mỗi hộ gia đình Việt Nam có thể sử dụng 5-7/ túi nilon trên một ngày. Vậy tính trên cả nước sẽ có hàng triệu số lượng túi được sử dụng. Đồng nghĩa sẽ có hàng triệu chiếc túi nilon lớn, nhỏ được thải ra ngoài môi trường.
Ảnh hưởng của ô nhiễm trắng
Như chúng ta đã biết, nilon là một nguyên liệu rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Thời gian duy trì trạng thái nguyên vẹn trong điều kiện không có ánh sáng mặt trời có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm. Quá lâu so với sự tồn tại của một con người cũng khá lâu để có thể lấy lại được một môi trường xanh, sạch. Trong suốt thời gian đó, chúng ta sẽ phải chịu đựng những ảnh hưởng thế nào?
Ở ngoài môi trường tự nhiên, các loại rác thải từ nhựa, túi nilon phải mất khoảng 450 – 500 năm để tiêu hủy. Trong thời gian đó, các loại chất có hại trong rác thải nhựa ngấm vào đất làm ô nhiễm môi trường hoặc lẫn vào nước ngăn chặn khí oxy khiến cho các sinh vật dưới nước không thể hô hấp. Chất thải nhựa, túi nilon rất khó xử lý, khó thu gom, càng không thể đem đi đốt bởi sẽ tạo ra nhiều lượng khí thải độc hại làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.
Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, những tác động tiêu cực của rác thải nhựa còn thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo các nghiên cứu khoa học, những vật dụng làm từ nhựa có giá thành rẻ, được ưa dùng như thìa, ống hút, hộp đựng thức ăn… lại chính là thủ phạm chính hàng ngày đưa các chất độc hại vào cơ thể. Nguyên nhân do nhựa sẽ dễ dàng tan chảy trong khoảng nhiệt độ từ 70 – 800 độ C và có thể nhiễm vào thực phẩm. Chất độc từ nhựa nhiễm trong thức ăn khi chúng ta sử dụng tích lũy lâu ngày sẽ gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm, đặc biệt có thể gây rối loạn giới tính và vô sinh ở trẻ em.
Theo thống kê túi nhựa giết chết khoảng 100.000 động vật hàng năm
Bên cạnh những ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe của bạn, phế phẩm từ nhựa còn tác động xấu đến môi trường. Sau khi bị vứt ra ngoài thiên nhiên, nhựa sẽ mất một khoảng thời gian cực lâu để tiêu hủy. Các sản phẩm từ nhựa sẽ tách dần ra thành các hạt nhỏ chứ không hề tiêu biến hết. Những hạt nhỏ ly ti đó có thể ngấm vào đất đi vào các mạch nước ngầm.
Khi bạn vứt một mẩu rác nhựa ra môi trường, nó phải mất hẳn 450 năm để tiêu hủy hoàn toàn. Nói cách khác, phải trải qua rất nhiều thế hệ để một mảnh vật liệu nhựa tan biến. Ngoài ra, nhựa còn lẫn vào nước, ngăn chặn khí oxy làm cho các sinh vật dưới nước không thể hô hấp được. Hoặc chúng có thể bị các sinh vật như cá nuốt vào và có rất nhiều khả năng con người sẽ ăn nhầm phải và nhiễm độc
Có thể bạn không nghĩ đến, nhưng những điều nhỏ nhặt bạn làm mỗi ngày tưởng chừng như vô hại như dùng bàn chải nhựa, ống hút nhựa lại mang đến những tác hại tiêu cực đến môi trường. Bạn hãy nghĩ mà xem, mỗi con người chúng ta sau 3 tháng (theo khuyến cáo của nha sĩ) sẽ thay bàn chải một lần. Việt Nam ta có hơn 10 triệu người thì chúng ta hằng ngày thải ra môi trường bao nhiêu rác thải nhựa? Cũng tương tự như thế, những vật dụng nhựa nhỏ bé như ống hút nhựa, sau mỗi lần uống nước bạn vứt đi, khi thống kê lại sẽ là một con số khổng lồ bạn không thế tin được. Và còn tỷ tỷ những loại rác thải nhựa khác đang đe dọa môi trường sống chúng ta từng phút từng giây.
Ngoài ra, túi nhựa giết chết khoảng 100.000 động vật hàng năm. Nhiều động vật, bao gồm cá voi, cá heo, rùa, chim cánh cụt và cá heo ăn túi nhựa khi chúng nhầm đó là thức ăn. Ví dụ, rùa biển nhầm túi mua sắm nhựa nổi là sứa. Những con rùa biển này có nguy cơ tuyệt chủng một phần vì tiêu thụ quá nhiều nhựa. Nhựa không thể được tiêu hóa đúng cách và do đó sẽ tích tụ trong dạ dày dẫn đến cái chết của động vật.
Giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon và rác thải nhựa
Những năm gần đây, rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi trên các Đại dương. Rác thải nhựa đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Theo chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, đến năm 2020 tầm nhìn 2030, chúng ta đưa ra nhiều mục tiêu cụ thể trong đó có mục tiêu đến năm 2020 giảm 50% lượng nilon khó phân hủy sử dụng tại các khu chợ dân sinh. Tuy nhiên nhiều người lo ngại Việt Nam sẽ rất khó đạt được con số mơ ước này với thực trạng như hiện nay.
Túi nilon được con người sử dụng chính thức từ khoảng năm 1957, sau đó mới phát triển và bùng nổ vì sự tiện lợi của nó. Cuộc sống hiện đại, nên những sản phẩm mang tính tiện lợi lúc nào cũng được con người ưu tiên sử dụng: túi nilon xuất hiện mọi nơi: từ cửa hàng, siêu thị, các khu chợ,… từ đồ khô, đồ nước, từ đồ tươi đến đồ chín,… tất cả đều được bọc và đựng trong túi nilon. Sau đó, bị vứt ra môi trường và trở thành những thứ đồ nhựa vô dụng, nhưng những thứ vô dụng ấy tồn tại trong môi trường tự nhiên lại vô cùng nguy hại. Vậy chúng ta cần hành động gì để giản thiểu “ô nhiễm trắng xuất hiện” nhằm bảo vệ hành tinh Xanh!
Dưới đây là 7 cách đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Nhiều người cùng làm những việc nhỏ nhỏ sẽ tạo ra một tác động tích cực đến môi trường.
1. Hạn chế mua các mặt hàng được đóng gói bằng nhựa, thay vào đó bạn nên mua các sản phẩm được đóng gói bằng lọ thủy tinh, giấy, lá…
2. Sử dụng túi vải để đựng đồ khi đi chợ, đi mua sắm
3. Không sử dụng nước đóng chai, bạn có thể mang theo cốc hoặc chai của mình để đựng nước, sau đó tái sử dụng lại
4. Tái sử dụng các chai nhựa, túi nilon thay vì mua mới
5. Hãy nói với nhân viên bán hàng là bạn không cần túi nilon nếu không cần thiết
6. Mặc quần áo được làm từ chất liệu tự nhiên
7. Hạn chế mang đồ ăn về vì bạn sẽ phải sử dụng hộp nhựa, túi, thìa nhựa…
Như vậy để giải quyết thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay không phải là điều quá khó. Quan trọng là bạn có dám thay đổi hay không thôi. Cùng với việc nâng cao ý thức, thay đổi thói quen tiêu dùng thì những biện pháp nặng như cấm sử dụng túi nilon hay tăng phí bảo vệ môi trường là các giải pháp thiết thực.
Tính trung bình mỗi năm, người Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon. Túi nilon hiện diện khắp nơi trong đời sống xã hội, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến đồng bằng. Trung bình mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng 1 kg túi nilon mỗi tháng. Hơn 80% số chúng đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần và đích đến cuối cùng phổ biến của chúng, không phải các cơ sở tái chế hay xử lý, mà là biển và đại dương, “góp phần” đáng kể vào hơn 8 triệu tấn nhựa mà dân cư toàn thế giới đổ ra đại dương mỗi năm!
Phan Tú
Tin nóng
- Nhiều ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)
23/04/2025 10:30:30 CH
- NÂNG CAO BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ, GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN KHI SỬ DỤNG INTERNET
08/04/2025 10:57:04 SA
- Hội thảo Khoa học: Hành cung Vũ Lâm thời Trần - Vai trò lịch sử, định hướng bảo tồn và đánh thức tiềm năng
06/03/2025 12:16:46 CH
- Góp ý dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi): Cần đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của báo chí
18/02/2025 5:10:02 CH
- Luật Báo chí (sửa đổi) - Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học
18/02/2025 5:06:17 CH