Hội Phật giáo Việt Nam: Sen nở Hoàng triều

02/10/2024 3:41:26 CH
Share Bai :

Phim về Phật hoàng Trần Nhân Tông là thể thuộc loại cổ trang nói chung và đặc thù là truyện phim có chủ đề ngợi ca những anh hùng dân tộc phần lớn đều có lượng diễn viên rất đông.

Riêng phim Phật hoàng Trần Nhân Tông quy tụ nhiều vị anh hùng dân tộc hiển hách một thời có tên trong sử sách như: Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão...là những nhân vật tinh hoa đất nước Đại Việt thời bấy giờ cùng chung sức, đồng lòng để làm nên trong vòng 30 năm (1258 - 1288), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của vương triều Trần, quân và dân Đại Việt đã ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên xâm lược, bảo vệ vững chắc giang sơn, bờ cõi. 

Thời nhà Trần lịch sử để lại, vô cùng đặc biệt vì dưới sự lãnh đạo trực tiếp của vị Vua - Phật anh minh Trần Nhân Tông. Dân tộc Đại Việt, một đất nước nhỏ bé, ít người anh dũng kiên cường đánh bại 3 lần chiến thắng quân Nguyên - Mông, một đội quân hùng mạnh "Bách chiến bách thắng" đã làm cho cả thế giới phải khiếp sợ, nhưng khi xâm lấn Đại Việt thì phải 3 lần tan tác bỏ chạy không bao giờ dám bén mảng đến bờ cõi nước ta.

Hòa thượng Thích Thọ Lạc - Trưởng Ban - Ban Văn hóa trung ương ( Hội Phật giáo Việt Nam)

Lịch sử trong Vương triều Trần, cho thấy đất nước sinh ra các bậc danh tướng tài hoa, văn võ song toàn. Tuy mỗi người một vẻ nhưng hầu hết họ đều một lòng "Trung quân ái quốc", phụng sự quốc gia. 
Nguồn gốc Hoa Sen hay còn được gọi là Liên hoa, danh pháp khoa học là Nelumbo Nucifera, tên tiếng Anh là Lotus. Hoa Sen có vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và văn hóa của người Việt, hiện diện trong đời sống hằng ngày và gần gũi với đời sống người dân. Hoa Sen được chọn làm Quốc hoa và biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam, thể hiện cho sự tinh tế, thuần khiết và thanh cao thoát tục. Trước đó, tại kỳ họp thứ 7, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị cần cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoa sen là quốc hoa. Bởi năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bầu chọn quốc hoa, tỉ lệ chọn hoa sen đạt 81%.
Sen là biểu tượng của sự thuần khiết, trong sáng, không bị vấy bẩn bởi những điều xấu. Sự hình thành của Sen diễn ra theo quy luật nhân quả luân hồi: Sen có cả nụ - hoa - hạt. Hoa sen nở tượng trưng cho quá khứ, đài Sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, tất cả đều là sự nối tiếp liên tục với nhau.
Hoa sen nở tượng trưng cho quá khứ, đài Sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, tất cả đều là sự nối tiếp liên tục với nhau. Vì vậy, hoa Sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của người Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng thầm kín.

Nhà đạo diễn - Nhà biên kịch Đỗ Tài - ASOKA

Hoàng triều là triều đại trị vì trong quá khứ; thuộc sự quản lý của triều đại xuất hiện trong thời quá khứ. Cách gọi này áp dụng, lãnh thổ nước ta dưới thời phong kiến nhà Trần.
Đạo diễn Đỗ Tài tuy không phải người con họ Trần, nhưng cũng như bao nhiêu người khác đều cảm thấy cần có một bộ phim nói về: đời và đạo của triều Trần nói chung và vua Trần Nhân Tông nói riêng, thông qua phương tiện nghe nhìn của điện ảnh sẽ trực tiếp tái hiện nội dung lịch sử vẻ vang của dân tộc triều Trần đến với quần chúng, nhằm mục đích khơi dạy tố chất anh hùng dân tộc và hoằng pháp lợi sanh. Tác phẩm phim lịch sử kinh điển của ông Đỗ Tài "Con đường giác ngộ" và  "bến giác" kết hợp cùng Hòa thượng Chân Tính chùa Hoằng Pháp.
Năm 2019, sau khi ông dự VESAK Liên hiệp Quốc tại Chùa Tam Chúc và đủ duyên lành làm việc Hòa Thượng Thích Thọ Lạc - Trưởng ban văn hóa Phật giáo trung ương bàn về ý tưởng dự án sản xuất phim Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ đây. Điều đặc biệt, bởi ông Đỗ Tài là ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo, nên tiếp cận câu chuyện lịch sử đi sâu khai thát ở khía cạnh Phật giáo thời Trần, thầy nói :“anh Đỗ Tài nhớ rằng, Thế giới cực lạc của Phật Hoàng là không cầu tha lực bên ngoài, mà là tự lực chuyển hóa bên trong thân tâm của mỗi người, tinh thần này đã thể hiện cái riêng của Phật giáo đời Trần rất sinh động, nhập thế cứu độ chúng sanh".

Giáo sư Sử học Lê Văn Lan phát biểu tại Hội đồng khoa học

Từ những lời khai thị của Hòa thượng Thích Thọ Lạc khiến đạo diễn Đỗ Tài bùng lên câu chuyện Sen Nở Hoàng Triều (Phật Hoàng Trần Nhân Tông), với tư tưởng chủ đạo của kịch bản là: Cư Trần Lạc Đạo ùa về. Khi xây dựng kịch bản đạo diễn Đỗ Tài đã cẩn thận cân nhắc, thành lập tổ kịch bản, đã bán sát lịch sử dân tộc, lịch sử Phật giáo.
Hoà thượng Thích Thọ Lạc – Trưởng Ban văn hoá trung ương cho biết “Phim về Phật hoàng Trần Nhân Tông thể hiện được vẻ đẹp tinh khiết và đậm đà bản sắc của văn hóa và con người Việt, tích tụ thành tinh hoa trong phim Sen nở Hoàng Triều".
Giáo sư sử học Lê Văn Lan nhận xét: "Trong triều dài lịch sử đánh đuổi giặc ngoại sâm, ít có vị vua nào trong lịch sử dân tộc lại được ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như thế...".
 PGS.TS. Chu Văn Tuấn Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm KHXHVN nhận xét “Tháng 7, năm Kỷ Hợi, ngài dựng am Ngự Dược ở núi Yên Tử (Quảng Ninh). Tháng 8 cùng năm, ngài xuất gia tu khổ hạnh.... Tại đây Ngài đã ngộ được niềm đạo với giáo lý "Phật ở tại tâm" và là một trong Tam Tổ tạo dựng nên Thiền phái Trúc Lâm Yên tử.
PGS.TS Trần Văn Luyện cho biết “cuộc đời ông không chỉ là một kho di sản vô giá dành cho hậu thế, hình tượng ông không còn trong khuôn khổ quốc gia, mà đã trở thành một đề tài đồ sộ nghiên cứu mang tầm quốc tế. Với tâm huyết của hãng phim ASOKA do Đỗ Tài biên kịch sản xuất và đóng góp của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, hy vọng bộ phim Phật Hoàng Trần Nhân Tông sẽ là một công trình nghệ thuật xứng đáng với tầm vóc của một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử dân tộc và thế giới”.


Nội dung khái quát
Bộ phim là câu chuyện hành trình chuyển hóa tâm thức của thái tử Trần Khâm rồi đến vua Trần Nhân Tông và trở thành một vị Phật. Với 51 năm trụ thế trải nghiệm đời và đạo. Trần Nhân Tông trở nên siêu việt, bởi, những chân lý được đúc rút từ trí tuệ giác ngộ mà Phật Tổ đã truyền trao. Nhờ thấm nhuần tư tưởng triết lý nhà Phật mà Người đã ứng dụng tinh thần Bi- Trí- Dũng trong việc tu thân và điều hành đất nước. Người đã thành công làm vua cứu nước, làm Phật cứu muôn loài. Hậu thế nhìn thấy cuộc đời và sự nghiệp của Trần Nhân Tông thông qua phim lịch sử Sen Nở Hoàng Triều. Thờ trai trẻ muốn đạt nhanh trên con đường giác ngộ nên phải xa hoàng cung để lên Yên Tử tu tập, nhưng vì trọng ân tình phải trở về để ra tay dẹp giặc cứu nước. Trong chiến tranh khi có cơ hội vẫn nói Phật Pháp với giặc, kêu gọi hòa bình. Trong hầu hết các cảnh quay, nhân vật chính Trần Nhân Tông trong phim kịch luôn luôn thấy tinh thần giác ngộ - Sen luôn nở trong nhân cách sống của Trần nhân Tông. Bên ngoài là oai vũ của bậc vương, nhưng bên trong là sự trầm hùng của bậc thánh.
Vua Trần Nhân Tông đã phải kinh qua đánh đuổi giặc ngại sâm giải phóng đất nước, trong sự bi thương mất mác đó, hơn ai hết ngài thấu hiểu “Chiến tranh bắt nguồn trong tâm thức con người, do đó chính trong tâm thức con người ý thức hòa bình phải được xây dựng”. Đánh giặc xong thời còn trai trẻ nhưng Ngài đã nhường ngôi cho con để tiếp tục con đường từ bi trí tuệ.
Phật giáo quan niệm hòa bình thế giới bắt nguồn từ hòa bình, ở trong lòng mỗi người mà việc khuất phục gốc rễ tham, sân, si là căn bản, đấu tranh cảm hóa con người bằng con đường giáo dục, chuyển hóa tâm thức của mỗi con người, nhằm thiết lập hoà bình và muốn hài hòa giữa nhân loại thì lấy trí tuệ là nguồn quyền uy đích thực nhất, nên chủ thuyết “Cư Trần Lạc Đạo” của Trần Nhân Tông là góp cho đời con đường hạnh phúc; con đường lý tưởng kết hợp tinh thần trượng phu và tinh thần Bồ tát đạo. Phật giáo thời Trần nhập thế cao độ; một trong những thời đại đoàn kết thống nhất trong lịch sử; đoàn kết nội bộ, đoàn kết toàn quân toàn dân đánh giặc trên “ tuệ giác Phật” Đạo và đời – dân tộc và đạo pháp. Một trong vị vua đưa tuệ giác Phật qua nước làng bản Chiêm Thành “hợp tác tuệ giác Phật để hướng đến hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Phật hoàng Trần Nhân Tông đã để lại những giá trị to lớn bao gồm: tinh thần yêu nước, tinh thần yêu hòa bình và tinh thần giải thoát. Người đã tích đức, lập công và dẫn ngôn trọn vẹn. Cuối đời của vua Trần Nhân Tông là sơ tổ thiền Trúc Lâm Yên Tử, là vị Phật Hoàng trong lòng dân.
Thông điệp Đại Lễ VESAK Liên Hợp Quốc 2025: “Đoàn kết, thống nhất và hợp tác Tuệ giác Phật giáo để hướng đến hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Căn cứ tinh thần chủ đạo thông điệp nêu trên thì phim lịch sử Sen Nở Hoàng Triều ra đời đúng lúc, kịp thời  

Nhà báo. Th.S Trần Quốc Hoàn

  • Tags: