Hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường

25/07/2020 9:56:48 SA
Share Bai :

MT&XH - Môi trường đã và đang là vấn đề được rất nhiều quốc gia cũng như hầu hết mọi người sống trên trái đất của chúng ta quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành khắp nơi trên hành tinh Xanh. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nâng cao, trách nhiệm, ý thức để chung tay bảo vệ môi trường!

Tác hại của ô nhiễm môi trường

Trên hành tinh Xanh của chúng ta, ở đâu ta cũng dễ dàng nhận thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường: từ những biến đổi của khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm tầng ôzôn khiến tăng cường bức xạ tia cực tím…

Chúng ta đang phải đối mặt với 3 vấn đề phổ biến đó là sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm biển và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa.

Nhiệt độ trung bình của Trái Đất hiện nay nóng hơn gần 40 độ C so với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần nhất, khoảng 13.000 năm trước. Tuy nhiên trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất tăng khoảng 0, 6-0, 7 độ C và dự báo sẽ tăng 1, 4-5, 8 độ C trong 100 năm tới.

Ấm lên toàn cầu có những tác động sâu sắc đến môi trường và xã hội. Một trong những hệ quả tất yếu của sự gia tăng nhiệt độ của trái đất là sự gia tăng mực nước biển, gia tăng cường độ các cơn bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan, suy giảm tầng ôzôn, thay đổi ngành nông nghiệp, và làm suy giảm ôxy trong đại dương.

Tốc độ ấm lên toàn cầu ở thế kỷ XXI nhanh hơn so với sự thích ứng của các loài sinh vật, vì vậy một số loài có khả năng tuyệt chủng.

Biển và đại dương đang ngày đêm kêu cứu vì ô nhiễm trầm trọng. Hàng năm, khoảng 50 triệu tấn chất thải rắn đổ ra biển gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ... Bên cạnh đó, rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển.

Thông qua những con số biết nói sau đây, ta có thể thấy được phần nào hậu quả của sự ô nhiễm:

- 1.000.000 chim biển, 100.000 thú biển và rựa biển bị chết do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi các loại rác plastic.

- 30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch bị đại dương hấp thụ, việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu CO2 của các phiêu sinh thực vật và sau đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

- 60% các rạn san hô đang bị đe dọa bởi việc ô nhiễm.

- 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị xói mòn với tốc độ 1m/ năm.

Nếu con người cũng xem biển cả là một bãi rác khổng lồ có thể chứa đủ thứ chất thải, môi trường đại dương sẽ còn bị hủy hoại trầm trọng hơn nữa chứ không chỉ như tình trạng hiện nay.

Mỗi năm, sa mạc Sahara tiến dần về phía Nam với tốc độ 45 km/năm. Cao nguyên Madagasca - nơi được xem là kho báu về đa dạng sinh học nhưng giờ đây 7% đất đai là đất cằn đồi trọc. Tại Kazakhstan, kể từ năm 1980, 50% diện tích đất trồng trọt đã bị bỏ hoang vì quá cằn trong tiến trình hoang mạc hóa.

Đa dạng sinh thái bị suy giảm, đất đai trở nên bạc màu không thể canh tác là hai ảnh hưởng chủ yếu của quá trình hoang mạc hóa. Tình trạng này đang đe dọa cuộc sống của gần 1 tỉ người trên Trái Đất. Châu Phi có thể chỉ nuôi được 25% dân số vào năm 2025 nếu tốc độ hoang mạc hóa ở lục địa đen tiếp tục như hiện nay.

Sống ở nơi ô nhiễm không khí dễ tự tử

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives, sử dụng dữ liệu từ 16 quốc gia. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 264 triệu người đã chết vì trầm cảm.

Theo báo Guardian (Anh), những người sống trong các khu vực bị ô nhiễm không khí có nguy cơ bị trầm cảm hoặc tự tử cao hơn. Dạng ô nhiễm được phân tích trong nghiên cứu này là các hạt bụi trong không khí phát sinh từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các phương tiện xe cộ, trong gia đình và quy mô công nghiệp.

Nhóm nghiên cứu cho rằng chứng cứ mới từ kết luận này tiếp tục củng cố thêm những khuyến cáo, kêu gọi thế giới cần hành động khẩn trương để giải quyết vấn đề mà Tổ chức Y tế Thế giới gọi là "tình trạng khẩn cấp sức khỏe cộng đồng lặng lẽ" để mô tả không khí bẩn.

Bà Isobel Braithwaite thuộc Đại học London (University College London), chủ trì nghiên cứu, nói: "Chúng tôi đã chứng minh rằng ô nhiễm không khí có thể gây hại đáng kể cho sức khỏe tinh thần của chúng ta và việc làm sạch không khí lúc này cấp bách hơn bao giờ hết".

Chúng ta cần phải nâng cao, trách nhiệm, ý thức để chung tay bảo vệ môi trường!

"Chúng ta biết rằng những hạt bụi mịn nhất trong không khí bẩn có thể đi vào não thông qua cả mạch máu lẫn đường mũi, và ô nhiễm không khí cũng đã làm gia tăng tình trạng viêm não, phá hủy các tế bào thần kinh, gây biến đổi trong việc sản sinh hormone căng thẳng, vấn đề có liên quan tới tình trạng suy giảm sức khỏe thần kinh", bà Isobel Braithwaite nói.

Nghiên cứu khuyến nghị việc nâng cao chất lượng không khí sẽ góp phần ngăn chặn khoảng 15% (hàng triệu người) trầm cảm, tự tử.

Theo ước tính của các nhà khoa học, cứ mỗi giờ trên Trái Đất lại có tới hàng trăm mét băng ở Nam Cực tan chảy ra, do đó thời gian mà nước biển ở các đại dương dâng lên ngày càng rút ngắn lại. Chính vì vậy trong một khoảng thời gian không xa 1/4 diện tích đất liền trên Trái Đất sẽ chìm ngập ở dưới đáy biển và một viễn cảnh khủng khiếp sẽ diễn ra. Hàng chục triệu người dân trên thế giới sẽ không có đất sinh sống, họ sẽ ồ ạt di cư đến những nơi cao ráo hơn, những trung tâm đô thị, từ đó gây rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như sức ép dân số, tệ nạn xã hội, thiếu việc làm và nghiêm trọng hơn đó chính là vấn đề bạo lực, phân biệt chủng tộc với những người vừa mới di cư đến, một thế giới hòa bình hạnh phúc sẽ không còn nữa mà thay vào đó là một thế giới của sự tranh chấp về chỗ ở, về những nhu cầu được sống, được tồn tại.

Việt Nam là một đất nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai nguy hiểm, Việt Nam được xếp vào năm quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của vấn đề biến đổi khí hậu. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới.

Tổng quan các ảnh hưởng sức khỏe con người từ các loại ô nhiễm, Ô nhiễm không khí có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người Ô nhiễm ozine có thể gây, hô hấp, tim mạch..., đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng 500 triệu người Ấn Độ không có nhà vệ sinh đúng cách, và khoảng 580 người Ấn Độ chết mỗi ngày vì ô nhiễm nước. Gần 500 triệu người Trung Quốc thiếu nguồn nước uống an toàn. Một phân tích năm 2010 ước tính rằng 1,2 triệu người chết sớm/yểu một năm ở Trung Quốc do ô nhiễm không khí. Năm 2007, ước tính ở Ấn Độ, ô nhiễm không khí được tin là gây nên 527.700 ca tử vong. Các nghiên cứu ước tính số người chết hàng năm ở Hoa Kỳ có thể hơn 50.000. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị.

  • Lưu huỳnh điôxit và các ôxít của nito có thể gây mưa axit làm giảm độ PH của đất.
  • Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn
  • Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.
  • Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học

Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng Hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy.

Phan Tú

  • Tags: