Giải pháp nào để chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường sống.
Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là một công tác vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ liên quan đến lợi ích của môi trường sống, mà còn là vì sự phát triển bền vững, an toàn cho ngành chăn nuôi trong hiện tại và tương lai. Mặt khác, việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn được xem là trách nhiệm xã hội cần phải được chú trọng trong thực hiện.
Một ví dụ điển hình tại Trang trại lợn Bãi Trành thuộc Công ty Tâm Việt hoạt động tại thôn 10, xã Bãi Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Gây ô nhiễm nguồn nước của con Suối trên thượng nguồn, từ khu vực Khe Ang chảy về cuối nguồn. Nơi người dân làng Lâm Sinh, xã Nghĩa Yên và làng Mai Sơn, xã Nghĩa Mai, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ khi trang trại lợn này hoạt động cho đến nay, thì nguồn nước suối chuyển sang màu vàng đục khi nhìn từ trên xuống, người dân lo ngại nếu tình trạng trên kéo dài sẽ ngấm vào nguồn nước giếng mà người dân đang sử dụng. Về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của con người cũng như vật nuôi và cây trồng trên địa bàn sinh sống cảu người dân làng Mai Sơn, xã Nghĩa Mai và làng Lâm Sinh, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Được biết thời gian vừa qua trang trại lợn Bãi Trành nằm trên địa bàn của thôn 10, xã Bãi Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trong quá trình hoạt động thì nước thải đã qua xử lý có màu vàng đậm của đơn vị này được thải ra khu vực thượng nguồn dòng suối Khe Ang, việc nguồn nước suối đổi màu lạ như trên khiến người dân đặt ra câu hỏi liệu nước thải đã qua xử lý của Trang trại lợn Bãi Trành có thực sự đạt chuẩn hay không, trong khi trước đây nguồn nước suối này trong vắt nhìn thấy cả đáy mà bây giờ thì trái ngược hoàn toàn. Người dân sinh sống tại khu vực này không khỏi lo lắng và bất bình trước tình trạng trên, mong muốn có câu trả lời sắc đáng cũng như trả lại nguồn nước như ngày xưa.
Nước suối có màu đỏ đục không còn trong như trước.
Người dân địa phương cho biết: “Ngày xưa nguồn nước ở đây trong lắm, mùa hè chúng tôi thường xuống đây để tắm cũng như đánh bắt cá để về ăn. Những bây giờ chúng tôi không ai dám sử dụng nước này vì lo ngại bị ô nhiễm” Người dân làng Mai Sơn chia sẻ.
“Nước có màu đỏ như máu thế này thì liệu có ô nhiễm không, nếu ngấm vào giếng người dân ăn phải có bị bệnh không. Nếu sử dụng nước này để tưới cây ăn quả thì cây trồng có bị nhiễm bệnh không,…” đó là thắc mắc mà người dân làng Lâm Sinh đã quay lại hình ảnh nguồn nước tại khu vực thượng nguồn Khe Ang để đăng lên mạng xã hội tìm kiếm câu trả lời từ những người có chuyên môn.
Người dân đăng tải lên mạng xã hội để tìm câu trả lời về tình trạng trên.
Nắm bắt được thông tin phóng viên chúng tôi đã có buổi xác minh thực tế tại thượng nguồn Khe Ang khu vực hai làng trên. Theo quan sát trực quan nguồn nước tại khu vực này có màu vàng nhạt, nhiều chỗ sủi bọt khi nhìn từ trên cao xuống. Đặc biệt càng đi lên thượng nguồn thì nguồn nước càng chuyển màu vàng đục.
Khu vực ao nơi xả nước thải đã qua xử lý của trang trại.
Men theo dòng suối chúng tôi bắt gặp khu vực xả nước thải đã qua xử lý của trang trại lợn Bãi Trành nằm trên sườn đồi giáp danh với dòng suối, tại đây chúng tôi phát hiện một ống nhựa đường kính ước chừng 80mm, nước từ đường ống thải ra đây có màu vàng đục kèm theo bọt trắng chảy trực tiếp ra ao đất cách khu vực xử lý nước thải chừng khoảng 150m.
å
Nước thải ra có màu vàng đục và bọt trắng.
Đối chiếu trực quan giữa nguồn nước suối hai khu vực phía trên thượng nguồn nơi không giáp ranh với ao nước thải đã qua xử lý và khu vực nước suối giáp ranh với ao nước thải đã qua xử lý thì hai nguồn nước này có màu sắc khác nhau hoàn toàn. Một bên nguồn nước có màu trắng trong bên còn lại có màu vàng đục, không rõ nguyên nhân từ đâu.
Nước suối có hai màu khác biệt khi nhìn trên cao xuống (góc trái hình ảnh là thượng nguồn còn góc phải là nơi tiếp giáp với ao nước thải đã qua xử lý).
Lần theo đường ống xả thải chúng tôi tiếp cận được khu vực xử lý nước thải, tại đây lượng lớn bọt tràn ra khắp nơi ngoài khu vực xử lý, kéo theo cặn bẩn trong quá trình xử lý nước thải.
Bọt trong quá trình xử lý tràn ra ngoài kéo theo lượng lớn cặn bẩn.
Xung quanh khu vực bể xử lý của Trang trại lợn Bãi Trành thuộc Công ty Tâm Việt lượng lớn cặn phân tích tụ thành mảng lớn mà chưa được xử lý. Nếu về lâu về dài tình trạng trên không được khắc phục kịp thời thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cũng như nguồn nước ngầm.
Lượng lớn cặn bẩn, phân, nước tích tụ xung quanh bể xử lý.
Trao đổi với ông Nguyễn Minh Hải Phó Chủ tịch UBND xã Bãi Trành về vấn đề trên ông Hải chia sẻ: “Mới đây chúng tôi cũng đã phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Thanh Hóa, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Như Xuân, UBND xã Nghĩa Yên, thôn Lâm Sinh để tiến hành kiểm tra và cũng đã có kết luận số 29/UBND-TNMT của UBND huyện Như Xuân ngày 8 tháng 1 năm 2024 trả lời về việc thông báo kết quả kiểm tra phản ánh ô nhiễm môi trường tại khu vực thượng nguồn Khe Ang, thuộc làng Lâm Sinh, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Cùng với đó chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của công ty”.
Việc nước thải sau khi xử lý có màu vàng đậm là do xử lý thành phần Nitơ không triệt để các dạng nước thải như: Chế biến thủy sản, chăn nuôi, cao su, … sẽ có hàm lượng Nitơ và lượng Ammonia rất cao. Ammonia được hình thành từ sự khử từ Amin trong hợp chất hữu cơ và thủy phân Ure. Nồng độ Ammonia càng cao thì màu vàng càng đậm. Màu vàng xuất hiện trong mẫu nước sau khi xử lý chứng tỏ quá trình xử lý Nitơ, Ammonia của hệ thống sẽ không hiệu quả. Bên cạnh đó, bọt từ quá trình xử lý tràn ra ngoài cũng như cặn phân tích tụ xung quanh khu vực bể xử lý nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh, về lâu về dài nếu tình trạng trên không được khắc phục và xử lý kịp thời sẽ làm ô nhiễm đất cũng như nguồn nước ngầm.
Để nước thải sau xử lý không bị chuyển sang màu vàng thì thiết kế ban đầu của hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế. Cho nên khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải cần chú ý những điểm sau: Tách các thành phần có hại ở vi sinh ra khỏi trong hệ thống, bể lắng được thiết kế chuẩn về độ dốc vát đáy, có phương án thu bùn hiệu quả. Quá trình thu bùn trong hệ thống xử lý nước thải chuẩn theo phương pháp AO (thiếu khí, hiếu khí), đây được xem là một yếu tố quan trọng để quyết định đến hiệu quả của toàn bộ hệ thống xử lý. Chọn đúng công nghệ xử lý thích hợp với từng công suất xả thải, chất lượng nước thải sau kiểm nghiệm phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi: QCVN 62-MT:2016/BTNMT.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hoan, tại Khoản 2, Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường. “Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường”. Cũng tại Điều 18, Điều 19 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
Điều 18. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường. Sẽ bị xử phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 950.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm và có hình thức xử phạt bổ sung cũng như biện pháp khắc phục hậu quả.
Điều 19. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 1.000.000.000 đồng cũng như có hình thức phạt bổ sung và có biện pháp khắc phục hậu quả.
Quá trình xử lý nước thải là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng trước khi xả thải ra môi trường nhằm tránh sự ô nhiễm và bảo vệ hệ sinh thái. Trong quá trình xử lý cần tránh tình trạng tràn ra ngoài khu vực xử lý, sau quá trình xử lý nước thải có màu vàng là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường xung quanh đặc biệt là hệ thống nước ngầm.
Từ thực trạng này theo một số chuyên gia cần giải quyết một số nội dung cụ thể như:
Vệ sinh khu vực chuồng trại và xung quanh chuồng trại
Chuồng trại cũng như khu vực xung quanh chuồng trại cần luôn đảm bảo được thực hiện vệ sinh định kỳ và sạch sẽ. Điều này cũng giúp giảm đi tác động xấu của các loại chất thải và vi khuẩn gây ô nhiễm môi trường trong quá trình chăn nuôi.
Thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi
Chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom triệt để và sớm nhất có thể, đồng thời chất thải phải được xử lý theo đúng quy định. Ngoài ra, lượng chất thải này có thể được tận dụng để ủ thành phân bón hữu cơ, sử dụng cho trồng trọt. Hoặc các hộ chăn nuôi có thể xây dựng hầm Bioga để xử lý chất thải cho trang trại chăn nuôi và sản xuất năng lượng tái tạo.
Quản lý dinh dưỡng và chăn sóc sức khoẻ vật nuôi
Sức khoẻ vật nuôi cần được chú trọng, chăm sóc một cách tốt nhất nhằm đảm bảo chúng khoẻ mạnh, sức đề kháng cao. Người chăn nuôi cần quản lý dinh dưỡng bằng cách lựa chọn nguồn thức ăn phù hợp để giảm đi lượng chất thải và chất độc hại từ quá trình tiêu hoá của vật nuôi.
Ngoài ra, vật nuôi cũng cần được tiêm phòng Vaccine, duy trì vệ sinh thân thể, giảm sử dụng kháng sinh và điều trị bệnh kịp thời để đảm bảo được sức khoẻ vật nuôi.
Hợp tác, giáo dục và tư vấn về hoạt động chăn nuôi tại cộng đồng địa phương.
Các cơ quan, địa phương cần tăng cường giao tiếp, hợp tác để đảm bảo hoạt động chăn nuôi không tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng xung quanh. Đồng thời, cung cấp thêm thông tin, đào tạo cho người chăn nuôi về phương pháp phát triển ngành chăn nuôi bền vững, thân thiện với môi trường.
Áp dụng biện pháp sinh học để xử lý ô nhiễm ngành chăn nuôi
Xử lý ô nhiễm ngành chăn nuôi bằng biện pháp sinh học sẽ đảm bảo được tính hiệu quả trong công tác xử lý vẫn đảm bảo thân thiện cho sức khoẻ vật nuôi, con người và môi trường xung quanh. Có thể tham khảo các biện pháp sinh họcđể xử lý ô nhiễm ngành chăn nuôi sau:
Xử lý mùi hôi từ nước tiểu, phân trong trang trại chăn nuôi bằng cách kết hợp Men vi sinh Microbe-Lift AF. Và dung dịch Accepta 2708:
+ Microbe-Lift AF: Có khả năng xử lý mùi hôi nhà chứa phân, khu vực chuồng trại và khu vực hệ thống xử lý nước thải, hồ chứa nước thải.
+ Dung dịch trung hoà mùi hôi Accepta 2708: Có khả năng xử lý mùi hôi khu vực quạt hút trong trang trại chăn nuôi.
Xử lý phân chuồng, chuyển hoá chất thải rắn thành phân hữu cơ qua quá trình ủ phân Compost với Men vi sinh ủ phân Microbe-Lift BPCC.
Xử lý nước thải một cách toàn diện, từ bùn đáy, hầm BIOGAS và các chỉ tiêu BOD, COD, TSS, tổng Nitơ trong hoạt động chăn nuôi bằng Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS, Nicrobe-Lift SA, Microbe-Lift IND và Microbe-Lift Nl.
Ngoài ra cần giải pháp thiết thực và cấp bách từ Chính quyền địa phương vào cuộc, tăng cường thanh kiểm tra, giám sát và phối hợp với các sở, ban ngành liên quan kiểm tra hoạt đông thường xuyên để nắm bắt được tình hình cũng như có phương án xử lý kịp thời, nhằm bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, để đem lại lợi ích thiết thực cho người dân có môi trường sống và nguồi nước trong sạch để phát triển kinh tế một cách bền vững.
Trí Đức - Quốc Anh - Hồng Thái.
Tin nóng
- Hoàn thiện cơ chế để doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được hưởng các chính sách hỗ trợ
12/11/2024 6:38:16 CH
- Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”
07/11/2024 1:22:07 CH
- Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá sơ kết 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí
05/11/2024 5:31:50 CH
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
30/10/2024 2:45:20 CH
- Phú Bình (Thái Nguyên): Biện pháp nào để vừa bảo vệ Môi trường vừa quản lý nguồn khoáng sản chưa Khai thác?
22/10/2024 1:05:35 CH