Tp. Hồ Chí Minh: Xử lý chất thải cho F1 cách ly tại nhà

20/07/2021 10:41:52 SA
Share Bai :

Hiện nay, TP.HCM đã thực hiện cách ly tại nhà đối với F1 của bệnh nhân COVID-19, vì vậy, trong quá trình cách ly y tế tại nhà cho người tiếp xúc gần (F1), việc quản lý chất thải từ phòng cách ly phải được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý hàng ngày.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về thí điểm cách ly y tế tại nhà đối với F1 tại Công văn 5152/BYT-MT ngày 27/6 và Công văn 5599/BYT-MT ngày 14/7có nêu về cách phân loại và xử lý rác thải đối với các đối tượng F1.

Việc quản lý chất thải từ phòng cách ly phải được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định. Ảnh Thanh Niên

Về phân loại, theo Bộ Y tế, trong phòng cách ly F1 phải có 2 loại thùng rác và chia thành 2 loại: Thùng đựng chất thải, có mài vàng, có nắp đập, mở bằng chân đạp, có lót túi màu vàng đựng chất thải lây nhiễm (khẩu trang, khăn, giấy lau miệng, mũi), có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” và thùng đựng chất thải sinh hoạt, có nắp đậy, mở bằng chân và có lót túi màu xanh .

Đối với F1 khi cách ly y tế tại nhà, hàng ngày bỏ khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, sau đó bỏ thùng đựng chất thải có túi lót, có nắp đậy kín đặt ở trong phòng của người cách ly.

Rác thải thông thường được bỏ vào thùng đựng rác thải sinh hoạt, buộc chặt miệng túi và đặt ra trước cửa phòng để thu gom hàng ngày.

Đối với người thân của F1 (sống chung nhà), thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày của người cách ly. Đối với cán bộ y tế thì hướng dẫn người cách ly, người chăm sóc, hỗ trợ và người ở chung nhà thu gom chất thải theo hướng dẫn trên. Các phường, xã tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải y tế lây nhiễm để xử lý theo quy định.

Về quá trình thu gom: trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đứng chất thải gây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm. Thu gom chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có bánh xe đẩy, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

Các chất thải khác thực hiện thu gom và xử lý theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Các thùng đứng chất thải được thu gom riêng. Trong quá tình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỏ chất thải ra ngoài.

Trường hợp người cách ly xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-COV-2 thì tất cả chất thải tại phòng cách ly của người này phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Sau đó phải thực hiện khử trùng môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hết thời gian cách ly, nếu người cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2 thì thu gom túi đứng chất thải và xử lý như chất thải thông thường.

Về vận chuyển và xử lý chất thải, UBND tại nơi F1 cách ly căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương đển quy định tần suất thu gom, người chịu trách nhiệm thu gom, phương tiện vận chuyển, biện pháp xử lý chất thải của người cách lý đảm bảo yêu cầu.

Bên cạnh hướng dẫn xử lý chất thải, Bộ Y tế cũng hướng dẫn khử khuẩn môi trường cho F1 cách ly tại nhà.

Theo Bộ Y tế, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tối thiểu 2 lần/ngày tại các vị trí: sàn nhà, sàn khu vệ sinh và bề mặt thường xuyên tiếp xúc (bàn, ghế, thành dường, tủ quần áo, tủ lạnh, tay nắm cửa,..).

Phải làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật dụng trước khi tiến hành khử khuẩn. Người chăm sóc phỉa được hướng dẫn thực hiện và đeo khẩu trang, găng tay khi thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường.

Dưng dịch làm sạch và khử trùng bằng chất tẩy rửa thông thường và cồng 70 độ. Thường xuyên dùng công 70 độ để lau các bề mặt các thiết bị điện, điện tử như công tắc đền, điều khiển tivi,…

Làm thế nào để không để mầm bệnh lan ra môi trường?

Ngày 8/7, UBND TP HCM có Văn bản 2286 hướng dẫn thí điểm cách ly y tế tại nhà cho đối tượng F1 thì chỉ nêu: Các trung tâm y tế địa phương hướng dẫn người cách ly, người chăm sóc, hỗ trợ và người ở cùng nhà thu gom chất thải theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Hướng dẫn 5152).

Một cán bộ Tài nguyên và Môi trường của TP HCM nói: “F1 là người chưa bị bệnh nhưng xác suất bị bệnh rất cao. Những gì liên quan đến F1 đều có khả năng mang mầm bệnh Covid-19. Nếu mang mầm bệnh mà không được xử lý đúng cách thì dễ lây lan ra bên ngoài. Hướng dẫn của Bộ Y tế vẫn chưa đầy đủ về rác thải của F1”.

"Bộ Y tế hướng dẫn tại phòng cách ly của F1 có 2 loại chất thải là chất thải lây nhiễm gồm khẩu trang, khăn, giấy lau miệng, mũi và chất thải sinh hoạt. Ví dụ, ống hút, chai nước, hộp cơm, muỗng, đũa dùng 1 lần, xương cá, đồ ăn thừa… được F1 sử dụng thì là loại rác thải sinh hoạt hay chất thải lây nhiễm? Vì các đồ dùng đó đều tiếp xúc trực tiếp và dính nước bọt của F1, cũng có khả năng mang mầm bệnh”, vị cán bộ trên nói.

“Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì rác thải sinh hoạt của F1 sẽ được người thân thu gom hàng ngày. Số rác thải này nếu người thân bỏ chung với rác thải sinh hoạt của gia đình rồi mang ra trước nhà để nhân viên vệ sinh đến thu gom. Nếu rác thải sinh hoạt của F1 có mầm bệnh thì người thân, nhân viên vệ sinh sẽ trở thành đối tượng tiếp xúc mầm bệnh. Tại sao? Thứ nhất vì đa số nhân viên vệ sinh thu gom rác thải thông thường không có đồ bảo hộ theo chuẩn thu gom rác thải lây nhiễm. Thứ hai, không phải ngày nào F1 cũng được xét nghiệm Covid-19 để xác định số rác thải do họ thải ra chỉ là rác thải thông thường”, vị cán bộ thắc mắc.

Còn nếu chờ nhiều ngày mới vứt rác khi có kết quả xét nghiệm âm tính mới thu gom thì không đảm bảo vệ sinh môi trường (một số chất thải hữu cơ dễ phân hủy gây mùi). Hơn nữa, hướng dẫn lại nêu là “thu gom hàng ngày”.

“Hay là tất cả rác thải từ gia đình có người F1 đang cách ly dù là rác thải lây nhiễm hay rác thải thông thường đều được xử lý theo quy trình rác thải lây nhiễm? Chúng tôi mong rằng được hướng dẫn cụ thể để khỏi xuất hiện tình trạng mỗi nơi làm một kiểu, khỏi phải lúng túng khi hướng dẫn cho người dân và nhất là tránh tình trạng rác thải có mầm bệnh ra ngoài môi trường dẫn đến lây nhiễm”, vị cán bộ này nói.

Hoàng Ngọc

  • Tags: