Trở thành tỷ phú nhờ nuôi Đà điểu
MT&XH - Với tài năng và ý chí kiên cường khi đến với mô hình nuôi chim Đà điểu, anh Nguyễn Văn Trung (SN 1975, thôn Tam Mỹ, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội),đãmang lại kinh tế cao, được mọi người mệnh danh là “Vua Đà điều”.
Theo anh Trung: “Năm 2007, trong một lần đi xây, anh tình cờ được “mục sở thị” những chú chim Đà điểu có thân hình vạm vỡ, chân dài, cổ cao, bộ lông đẹp. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp “mê hồn” của loài chim này, anh quyết định bỏ ra một số tiền lớn để mua 50 con chim Đà điểu giống về nuôi. Trước hết là để ngắm nghía, sau nữa là bán thương phẩm.
Anh Trung được mệnh danh là “Vua Đà điểu”
Trong quá trình chăn nuôi, do chưa hiểu biết nhiều về đặc tính của loài chim này nên anh gặp không ít khó khăn về kỹ thuật chăm sóc. Nhờ sự giúp đỡ của cán bộ Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, anh dần nắm bắt được một số kiến thức cơ bản. Sau một thời gian, đàn chim Đà điểu đến thời kỳ xuất bán. Tuy nhiên, anh Trung lại bế tắc đầu ra, hai vợ chồng anh mất ăn, mất ngủ nhiều tháng trời. Phải gần một năm sau, gia đình anh mới tiêu thụ được hết đàn chim Đà điểu, do thời gian dài chờ tiêu thụ nên phải mất thêm một khoản phí thức ăn. Vì vậy, lựa đầu tiên anh lỗ vốn”.
“Không nản, không gục ngã, sang lứa nuôi tiếp theo, anh nâng số lượng con. Và quyết định xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm để người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Chính sự sáng tạo nhạy bén đó đã giúp anh thành công, khai thông bế tắc. Sản phẩm của gia đình anh được nhiều người tiêu dùng biết đến. Từ đó cho đến nay, anh không còn phải “đau đầu” về vấn đề đầu ra sản phẩm.”- anh Trung nói.
Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, anh Trung nói: Gia đình anh luôn duy trì khoảng 400 con chim đà điểu/lứa/năm. Thời điểm này, chim đà điểu đã đủ cân nặng để giết mổ bán thịt. Trung bình, mỗi con nặng hơn 90kg. Mỗi năm, cung ứng ra thị trường khoảng 90 tấn thịt hơi, khoảng 27 - 30 tấn thịt pha lê (thịt đã được làm sạch - PV). Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn ở miền Bắc. Sau khi trừ tất cả các chi phí, mỗi năm gia đình anh thu lãi hơn một tỷ đồng.”
“Ngoài bán thịt cho người tiêu dùng, gia đình còn bán da và lông chim đà điểu cho các thương lái để chế biến, làm đồ mỹ nghệ. Da đà điểu được làm ví, thắt lưng..., lông sẽ làm len ấm. Hiện, da tươi được bán với giá khoảng 2 triệu đồng/bộ”- anh Trung cho biết thêm.
Trung bình, mỗi con nặng hơn 90kg, đem lợi nguồn kinh tế cao
Ngoài ra, anh Trung còn liên kết với các hộ chăn nuôi khác như: Mua con giống một ngày tuổi ở Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về úm khoảng 7 - 10 ngày tuổi thì xuất bán cho các hộ và sẽ mua lại chim đà điểu thương phẩm của chính các hộ đó để giết mổ, bán cho người tiêu dùng.
Để giúp người chăn nuôi thành công trong mô hình nuôi chim Đà điểu, anh Trung khuyến cáo, các hộ không nên nhập đàn vào cuối năm mà nên nhập vào đầu năm, có như vậy con giống mới khỏe, tránh được thời tiết lạnh, thời điểm tiêu thụ không bị trái vụ…
Bên cạnh đó, nguồn thức ăn, nước uống cho chim luôn đảm bảo vệ sinh. Khuôn viên nuôi rộng, thoáng, mát (trung bình 12m2/con). Nên chọn vị trí nuôi xa khu dân cư để tránh tiếng ồn, âm thanh lớn. Bởi, đây là loài chim sợ tiếng động lớn.
Anh Trung cho biết thêm, hàng năm, Chi cục chăn nuôi và Thú y Hà Nội vẫn xuống trang trại của gia đình anh để kiểm tra chất lượng thịt cũng như công tác phòng chống dịch bệnh quanh khu vực chuồng.
PV
Tin nóng
- Dẫn đầu phát triển các ứng dụng thông minh, Meey Group được ghi nhận “top one” trong ngành proptech
20/02/2025 10:44:32 SA
- BĂC GIANG CÔNG AN TỈNH TIẾP TỤC RA QUÂN CAO ĐIỂM BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ
18/02/2025 10:16:37 CH
- Đắk Lắk: Huyện Krông Năng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025.
13/02/2025 12:07:52 CH
- Công an quận Tây Hồ: Khởi tố vụ án hình sự, bắt xử lý nghiêm các đối tượng
08/02/2025 9:38:29 SA
- Hà Tĩnh: Người dân đi mua vàng cầu may ngày vía Thần Tài
07/02/2025 12:45:50 CH