Nỗ lực thực hiện duy trì đa dạng sinh học

26/07/2020 10:31:39 SA
Share Bai :

MT&XH - Sau khi gia nhập và trở thành thành viên chính thức của Công ước quốc tế về đa dạng sinh học (ICBD), năm 1995, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động Bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam (Quyết định số 845/ QĐ-TTg ngày 22/12/1995). Việc xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động khi ấy chỉ có đầu mối là vài cán bộ của Phòng Bảo tồn thiên nhiên, thuộc Cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT). Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu trong video trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về Đa dạng Sinh học:

“Chúng ta đang đối diện với những thách thức to lớn liên quan đến đa dạng sinh học do chính con người tạo ra. Đã đến lúc chúng ta, bên cạnh việc sử dụng chính sách và pháp luật, thì cần phải coi bảo tồn đa dạng sinh học là một vấn đề đạo đức, trước hết ở cấp lãnh đạo, sau đến mọi người dân” Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu trong video trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về Đa dạng Sinh học. 

Ban hành Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam

Mục tiêu cũng được vạch ra rất rõ ràng là bảo vệ Đa dạng sinh học phong phú và đặc sắc của Việt Nam trong khuôn khổ phát triển bền vững. Cụ thể, Bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù của Việt Nam, các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe dọa hủy hoại do hoạt động của con người; Bảo vệ các bộ phận đa dạng sinh học đang bị đe dọa khai thác và lãng quên; Phát huy và phát hiện giá trị sử dụng các bộ phận đa dạng sinh học trên cơ sở phát triển bền vững các giá trị tài nguyên phục vụ mục tiêu kinh tế của đất nước.

Ảnh minh họa (Internet)

Những mối đe dọa chính yếu đối với đa dạng sinh học cũng được chỉ ra trúng, đúng và đến nay vẫn nguyên giá trị. Đó là: Sự khai thác quá mức; Việc du canh và xâm lấn đất canh tác nông nghiệp; Nạn ô nhiễm nước; Sự xuống cấp của vùng bờ biển; Sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

Về nghĩa vụ quốc tế, Việt Nam luôn thực hiện đầy đủ, chủ động, tích cực tất cả các Điều ước quốc tế mà mình là thành viên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Nhiều sáng kiến, đề xuất của Việt Nam đã được ghi nhận và được đánh giá cao, đặc biệt là về đa dạng sinh học. Minh chứng rõ nhất là dự án Sáng kiến hành lang đa dạng sinh học được thực hiện ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam do các tổ chức quốc tế tài trợ đạt kết quả tốt đẹp.

Có thể khẳng định Việt Nam đã và đang làm tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của một thành viên Công ước quốc tế về đa dạng sinh học.

Đàn cò trắng ở khu bảo tồn ngập nước Láng Sen (Tân Hưng, Long An) khi chưa bị hạn (Ảnh minh họa: Internet)

Ưu tiên bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong đổi mới, phát triển bền vững

Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt ngày 31/7/2013 tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg.

Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp rất rõ ràng, cụ thể. Các chương trình, đề án, dự án chi tiết đã và đang được thực hiện đồng bộ bằng những giải pháp mạnh trên khắp các vùng miền của cả nước.

Đất nứt nẻ, cây chết trơ trụi ở Láng Sen khiến những đàn cò trắng không còn nơi nương náu (Ảnh minh họa: Internet)

Có thể nói rằng khi tổng kết đánh giá sắp tới đây các địa phương, các Bộ ngành sẽ nghiêm túc kiểm điểm và cho thấy thực trạng về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của nước ta trong những năm qua. Đây cũng là thời điểm để chúng ta nhìn lại sau 25 năm từ khi có Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học Việt Nam đã bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học ra sao.

Năm 2019, Ngày quốc tế đa dạng sinh học có chủ đề “Đa dạng sinh học của chúng ta, thực phẩm của chúng ta, sức khỏe của chúng ta”. Còn năm 2020 sẽ có chủ đề “Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học phụ thuộc vào tự nhiên”, có nghĩa là thuận thiên - phù hợp quy luật tự nhiên.

Khi xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học, chỉ có Phòng Bảo tồn thiên nhiên thuộc Cục Môi trường, nay đã có Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học thuộc Bộ TN&MT. Mọi việc đều đang rất thuận lợi cho công tác quản lý ở lĩnh vực cần được ưu tiên hàng đầu trong công cuộc đổi mới, phát triển bền vững đất nước.

Tôi cho rằng, chủ đề Ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2020 rất ý nghĩa và được cộng đồng quốc tế đồng thuận, chung tay thực hiện. Bởi mọi việc luôn cần phù hợp quy luật của tự nhiên, quy luật của vũ trụ để góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới mạnh mẽ, phát triển bền vững đất nước!

Công ước Đa dạng sinh học được thông qua tại Hội Nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển bền vững năm 1992 tại Rio de Janero (Brazin) và chính thức có hiệu lực từ ngày 29 tháng 12 năm 1993. Đây là văn bản đầu tiên có tính pháp lý trên phạm vi toàn cầu về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học với 03 mục tiêu chính: i) bảo tồn đa dạng sinh học; ii) sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học; iii) chia sẻ công bằng và hợp lý những lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên sinh học.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước và trở thành thành viên chính thức năm 1994. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm làm đầu mối quốc gia thực hiện Công ước này. Đến nay trên phạm vi toàn cầu có 196 quốc gia là thành viên của Công ước.

Trước đó, ngày 28 tháng 9, các nhà lãnh đạo từ nhiều quốc gia cũng tham gia sự kiện của các nhà lãnh đạo và thông qua Cam kết của các Nhà lãnh đạo vì Thiên nhiên. Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm tới cam kết này. 
Bản cam kết là một phần của chương trình Nature for Life Hub, và là một hồi đáp trực tiếp đối với Tình trạng Khẩn cấp trên toàn cầu, nêu bật tính cấp thiết của việc giải quyết các cuộc khủng hoảng có sự liên hệ mật thiết với nhau: đa dạng sinh học, khí hậu và y tế.

Trong năm qua, một loạt các báo cáo lớn đã hướng sự chú ý của toàn cầu vào cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, cùng với việc thiên nhiên hiện đang suy giảm trên toàn cầu với tốc độ chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Báo cáo Sức sống Hành tinh 2020 của WWF, được công bố vào đầu tháng này, cho thấy quần thể động vật có xương sống đã suy giảm 68% trên toàn cầu kể từ năm 1970 do hoạt động sản xuất và tiêu dùng hiện tại của chúng ta.
Bản cam kết nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng này đang gây ra những tổn hại không thể thay đổi đối với các hệ thống hỗ trợ cuộc sống của chúng ta, làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng, làm tăng nguy cơ bùng phát đại dịch lây truyền từ động vật sang người trong tương lai và góp phần đáng kể gây ra biến đổi khí hậu. Chi phí gia tăng đối với xã hội và nền kinh tế đòi hỏi chúng ta phải ngăn chặn và khắc phục sự mất đa dạng sinh học một cách khẩn cấp, nếu chúng ta muốn đạt được các mục tiêu khí hậu và mục tiêu phát triển bền vững.

(Theo công ước về đa dạng sinh học được đưa ra năm 1992 tại hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và sự phát triển, đa dạng sinh học được định nghĩa là toàn bộ sự phong phú của các thế giới sống và các tổ hợp sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng bên trong và giữa các loài và sự đa dạng của các hệ sinh thái. Mức độ đa dạng sinh học của một quần xã sinh vật thể hiện ở 3 dạng: đa dạng về loài – là tính đa dạng các loài trong một vùng. Đa dạng di truyền – là sự đa dạng về gen trong một loài. Đa dạng hệ sinh thái – là sự đa dạng về môi trường sống của các sinh vật trong việc thích nghi với điều kiện tự nhiên của chúng. Tính đa dạng là một phạm trù bao trùm toàn bộ các thành phần tạo ra của hệ sinh thái đảm bảo sự duy trì một hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Đa dạng sinh học luôn thay đổi cùng sự tiến hoá của sinh vật trong quá trình hình thành loài mới, trong sự tham gia vào hoặc sự mất đi của một loài).

Thanh Huyn