Người “Giải mã văn chương Trung đại Việt Nam” nhà văn Vũ Bình Lục

25/10/2024 11:26:59 SA
Share Bai :

Thuở nhỏ, từ một làng quê cuối bãi, cùng sông nơi đất lúa Thái Bình, với niềm khát chữ mãnh liệt anh cuốc bộ hàng chục cây số, qua mấy lần đò lặn lội sang Kiến An (Hải Phòng) theo học cấp 3 hồi đó cũng đã xem là từ nhà quê ra tỉnh.

Từ nhiều năm nay, mặc dù tuổi tác đã cao, nhưng nhà văn Vũ Bình Lục vẫn say sưa lao động nghệ thuật không ngừng, không nghỉ. Ông sớm khuya cần mẫn, tận tụy làm việc với nghị lực phi thường và tự ý thức với trách nhiệm kỷ luật cao. Ở ông, vẫn thường trực tinh thần đam mê, nghiêm túc, tràn đầy năng lượng cống hiến và sáng tạo. 

PGS.TS Trần Văn Luyện - Phó Chủ tịch Hội đồng Họ trần Việt Nam tặng hoa nhà văn Vũ Bình Lục

Hàng chục năm gần đây, hầu như năm nào nhà văn Vũ Bình Lục cũng đem đến cho bạn đọc những ấn phẩm mới, quy mô và đồ sộ. Đó là những công trình biên khảo, lý luận, phê bình văn học, văn hóa và lịch sử, được gọi chung là “Giải mã kho báu văn chương thời kỳ Trung đại Việt Nam”, trải dài hàng ngàn năm lịch sử chói lọi và bi tráng của dân tộc. Lịch sử đó chính là di sản tinh thần vô giá của cha ông ta để lại, cần phải được định lượng, định tính, giải mã đúng đắn nhất và tôn vinh đầy đủ.

Thế là nhà văn Vũ Bình Lục vừa kế thừa tiền nhân vừa vừa tự gánh trên vai cái công việc nặng nhọc, phi lợi nhuận, để công phu chú giải, chỉnh lí, hiệu đính và khảo biện sao cho tỏ tường, không né tránh, rất thuyết phục và hữu dụng cho người đọc. Nhân thể, trong niềm cảm hứng của một nhà thơ tài hoa chữ nghĩa, anh dịch và chuyển thể hơn hai ngàn bài theo thể Đường thi của ông cha, sang thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát thuần Việt. Cuộc chơi thơ này của anh, vừa dụng công nghệ thuật, vừa tràn đầy nhiệt huyết và có dụng ý chính trị hẳn hoi, trong công cuộc Việt hóa những giá trị văn học của dân tộc.

Ngoài những công trình lớn viết về tác giả như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm thì nhà Văn Vũ Bình Lục đã giải mã gần như trọn bộ những áng thơ ca tiêu biểu của cả ngàn năm cha ông ta sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. 

Nhà báo Nguyễn Thế Khoa - TBT Tạp chí văn hiến Việt Nam

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết những dòng cảm nhận: “Ông đã dày công nghiên cứu, tuyển dịch và bình giải hơn 2.000 bài thơ được viết bằng chữ Hán, chủ yếu là thơ Đường luật, của hầu hết các tác giả tiêu biểu ở thời kỳ văn học Trung đại Việt Nam. Đặc biệt, trong quá trình đó, ông đã phát hiện, chỉnh lý, hiệu đính nhiều sai sót của những sách đã xuất bản trước đây, trên tinh thần phản biện khoa học nghiêm túc và nặng sức thuyết phục”. 

Ngoài làm thơ, viết tùy bút và bút ký văn học, nhà văn Vũ Bình Lục còn bình giải hàng trăm bài thơ thiếu nhi. Nhà thơ, nhà nghiên cứu và phê bình văn học Vũ Bình Lục đã hoàn tất việc giải mã thơ chữ Hán và thơ Nôm giai đoạn Lý-Trần và tiếp đó là giai đoạn thế kỷ 15 đến nửa đầu thế kỷ 19 của nhiều triều đại quân chủ chuyên chế ở Việt Nam. 

Có thể nhận định rằng, với bộ óc thông tuệ, nhãn quan, cảm quan nghệ thuật tinh tế, thành quả lao động không mệt mỏi của nhà văn Vũ Bình Lục, với khối lượng công trình không hề nhỏ. 

Nhà văn Vũ Bình Lục đang nổi bật lên như một hiện tượng hiếm lạ ở nước ta. Ông được giới chuyên môn và bạn đọc ngưỡng mộ, đánh giá rất cao. Ông hoàn toàn xứng đáng là chuyên gia hàng đầu về văn học Trung đại Việt Nam.

Bộ sách “Vừa đi vừa nghĩ” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành quý 2 năm 2024, lại ghi thêm dấu ấn về một cống hiến mới, đặc biệt có giá trị. Sách dày 1056 trang, khổ 24/16, được in ấn rất trang trọng. Đây là bộ sách chuyên đề về nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học. Bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành, liên văn bản thuộc hệ hình khoa học xã hội nhân văn, bộ sách công trình khoa học công phu sẽ là nguồn tư liệu rất quý, cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin mới, nhận thức mới, về những vấn đề tưởng như đã cũ. 

Lời của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đánh giá về Vũ Bình Lục trong cuốn Vừa đi vừa nghĩ mới nhất đây: “Có thể nói không ngoa rằng, với bộ óc thông tuệ, nhãn quan, cảm quan nghệ thuật tinh tế, thành qủa lao động nghệ thuật của Vũ Bình Lục không hề thua kém một viện nghiên cứu vài ba chục người”.

Trên tinh thần khoa học và tư duy phản biện sắc sảo, tác giả đã không ngại ngần nêu ra và giải quyết rốt ráo một số vấn đề khá gai góc và nhạy cảm, trong lịch sử văn hóa, văn chương nước nhà. Điều ấy khiến người đọc ngày nay vốn quen với lối tư duy máy móc, thụ động trong nhận thức những vấn đề tưởng như đã mặc định, phải bất ngờ sửng sốt và vui vẻ đồng cảm, bởi tính khách quan khoa học của nó.

Nhà văn Vũ Bình Lục người giải mã văn học Trung Đại  

Đinh Thiên Hương “Nhìn vào những mùa vàng bội thu ấy, mới thấy, anh thật là một nông phu miệt mài, rất tri điền và canh tác thành công trên cánh đồng câu chữ,  nêu nhận xét này: “Anh không ngơi nghỉ, mà chỉ giải lao giữa buổi bằng cách thay gõ chữ cuốn này, bằng cuốn sách khác mà thôi”.

Anh Vũ Bình Lục khiến tôi bất ngờ và thú vị với sự phát hiện và lời bình về hình ảnh đã quá quen từ thuở thiếu thời, mà tôi hằng được nghe nhìn. Đó là kết tinh sự hiểu biết, là nụ cười chê trách đầy ngụ ý sâu xa của nghệ nhân điêu khắc. Chớ coi thường dân gian về hình ảnh những con “chim (dơi) chuột” trên long sàng bằng đá nguyên khối, ở cửa đền thờ vua Đinh, nơi lẽ ra phải trang trọng tôn nghiêm, chuẩn mực. Đúng là, không có nghệ thuật nào lại không bắt nguồn, không phải là tia hào quang từ thực tế đời sống, từ quá khứ rọi về và có ngụ ý sâu xa của cảm thức. Hình ảnh bức tượng đá kì lạ, nửa rồng nửa rắn, miệng cắn thân, chân xé thịt mình, được xem là chất chứa nỗi hàm oan, nỗi đau muôn đời không cũ, của vị Thái sư Lê Văn Thịnh, chẳng phải đã thêm một minh chứng đó sao?

Giải mã câu chuyện lớn hơn, có thể gọi là động trời, khi Vũ Bình Lục đặt vấn đề xem xét nhân vật lịch sử Trần Ích Tắc, như là một nhà tình báo chiến lược, hoạt động đơn tuyến, có nhiều công trạng – nhất là cản trở và phá tan mưu đồ cuộc chinh phạt lần thứ 4 của quân Mông – Nguyên sang Đại Việt. Nếu thành hiện thực, thì đây là cuộc “chiêu tuyết” vĩ đại cho một con người, mang thêm niềm quang vinh cho dòng tộc nhà Trần. Lời đề nghị của nhà văn chẳng khác gì tia chớp và sấm sét giữa trời quang. Câu chuyện từ quá vãng xa xôi, mịt mờ sương khói, bấy nay cả chính sử và dã sử vẫn mặc định và đương nhiên hiểu Trần Ích Tắc là tên Việt gian bán nước cầu vinh. 

   Nay nhà văn Vũ Bình Lục xem xét lại những cứ liệu lịch sử, hiểu theo hướng khác đi, suy luận như một luật sư theo tinh thần vô tội, gỡ tội cho thân chủ. Với những lập luận sắc bén, mang tính khảo biện, phản biện rất cao, cùng tư duy tích cực và đổi mới, Vũ Bình Lục làm cho người bình tĩnh nhất cũng ngỡ ngàng và không ít những người này người kia bức xúc, ức chế.

Nhà nghiên cứu, nhà báo Nguyễn Thế Khoa - Tổng biên tập Tạp chí văn hiến Việt Nam bình xét: “Nhà thơ, nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục đã đi đúng hướng trong việc nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam là kết hợp văn và sử để đọc, dịch, tìm hiểu, giải mã nhiều tác giả tác phẩm lớn nhất của nền văn học đó. Đặc biệt là khi về hưu, 16 năm qua, Vũ Bình Lục tập trung vào sáng tác và nghiên cứu văn học với sức làm việc đáng kinh ngạc. Cho đến nay, Vũ Bình Lục đã cho xuất bản được hơn 30 đầu sách: trong đó có 9 tập thơ xuất bản trước năm 2008, 6 tập giai phẩm, thơ hay và lời bình, một tập tiểu luận “Văn học trong nhà trường, nghĩ thêm và bình luận”, 1 tập bút ký “Đi qua chiến tranh”, hai tập Trầm tích Đông Triều và Vũ Bình Lục tùy bút. 

PGS.TS Trần Văn Luyện - Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Trần Việt Nam nhận định: "Nhân vật Trần Hoằng Nghị mới xuất hiện vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20. Với những căn cứ khoa học cho phép ta khẳng định: Hoàn toàn không có căn cứ khoa học để khẳng định có nhân vật Trần Hoằng Nghị trong lịch sử. Không có đủ chứng cứ để khẳng định có nhân vật lịch sử Trần Hoằng Nghị, vấn đề gây tranh luận thời gian qua.".

Để hiểu được một con người, một dân tộc từ ngàn năm trước, thì chỉ có thơ ca mới làm được điều đó mà thôi. Những việc chính sử ghi chép, cho dù là hoàn hảo đến mấy, cũng không thể hoàn toàn tin theo được.

Nhà báo. Th.S Trần Quốc Hoàn

  • Tags: