Giải pháp để doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính và cơ chế các - bon

02/07/2022 4:44:45 CH
Share Bai :

MTXH - Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức buổi tập huấn  “ Tổng quan về các yêu cầu giảm nhẹ phát thải ký nhà kinh và Cơ chế các-bon: Thách thức và Giải pháp ban đầu cho doanh nghiệp”.                                                     

Ngày 28/06/2022, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Liên minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam (VISA) tổ chức Tập huấn “ Tổng quan về các yêu cầu giảm nhẹ phát thải ký nhà kính và Cơ chế các-bon: Thách thức và Giải pháp ban đầu cho doanh nghiệp” tại TP Hồ Chí Minh.

Về phía Ban tổ chức có sự tham dự của ông Nguyễn Đức Chung – Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh ngiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Nguyễn Thị Bích Thủy – Quản lý dự án Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, ông Mark Birnbaum – Giám đốc Dự án IPSC, ông Ochiai Mitsuru – Chủ tịch Liên minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam, Ông Ngô Ngọc Khánh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam. Các chuyên gia có bà Trang Nguyễn – Chuyên gia phát triển dự án bền vững và thị trường năng lượng tái tạo, ông Mr. Rasmus Nedergaard – Chuyên gia Hoạch định Chiến lược Bền vững, ông Gricha Safarian – Giám đốc điều hành, Puratos Grand-Place Indochina, Lãnh sự danh dự Vương quốc Bỉ, ông Mr. Shailesh Telang – Chuyên gia thị trường Carbon.

Toàn cảnh buổi tập huấn

Hiện nay, giảm phát thải khí nhà kính đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiêp (DN) trên toàn cầu và tại Việt Nam để giảm thiểu tác hại tiêu cực lên môi trường và hướng tới phát triển bền vững. Mỗi quốc gia, mỗi thị trường còn có thể áp dụng những quy định khác nhau về vấn đề này nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giảm phát thải của quốc gia đó, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận thị trường, sản xuất, kinh doanh, phân phối, tiêu thụ và xử lý sản phẩm sau tiêu dùng của DN.

Thực tế này đòi hỏi các DN cần chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin về các quy định, nguy cơ và giải pháp liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính tác động trực tiếp và gián tiếp tới DN.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Trung – Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết: “Tại COP26, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa ra mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ. Cùng với hơn 100 quốc gia đã tham gia cam kết giảm phát thải metan toàn cầu vào năm 2030; cùng 140 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang sản xuất năng lượng sạch…”

Nghị định 06/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn đã đề xuất danh mục cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính dự kiến là các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc các đối tượng có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên.

Bên cạnh đó, Quyết định  01/2022/QĐ-CP đã có danh sách gần 2.000 doanh nghiệp phải thực hiện thí điểm việc báo cáo phát thải khí nhà kính vào năm 2025. Những năm tiếp theo, thị trường các-bon được hình thành, phát triển sẽ tác động sâu rộng đến nhiều mặt đời sống kinh tế của đất nước. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất có cường độ phát thải lớn sẽ phải chuyển mình.

Ông Ochiai Mitsuru – Chủ tịch Liên minh VISA đứng thứ 5 từ phải qua; ông Ngô Ngọc Khánh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh VISA đứng thứ 3 từ trái qua

Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã và sẽ tiếp tục được Tập đoàn tư vấn hàng đầu NIRAS A/S (công ty tư vấn hàng đầu của Đan Mạch, thành lập năm 1956, có 2.100 nhân viên trên toàn thế giới) tư vấn về cách quản lý và vận hành ở các mảng Năng lượng (sản xuất năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, quản lý lưới điện, sản xuất điện từ chất thải…) và Giảm nhẹ Biến đổi khí hậu (giảm phát thải khí nhà kính, kiểm kê phát thải khí nhà kính, xây dựng chiến lược và kế hoạch giảm nhẹ cấp quốc gia, địa phương và cấp doanh nghiệp).

Buổi tập huấn “Tổng quan về các yêu cầu giảm nhẹ phát thải ký nhà kính và Cơ chế các-bon: Thách thức và Giải pháp ban đầu cho doanh nghiệp"  nhằm giúp trang bị cho các DN Việt Nam các kiến thức phù hợp, có hệ thống để xác định định hướng, xây dựng tầm nhìn chiến lược tổng thể, dài hạn về giải pháp giảm phát thải đáp ứng theo các yêu cầu của thị trường và duy trì tăng trưởng. Cũng tại buổi tập huấn này, các chuyên gia quốc tế và trong nước chia sẻ với các DN về thị trường các-bon, hoạt động kinh doanh các-bon, các yêu cầu và cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các DN và chuỗi cung ứng; các giải pháp chủ động giảm nhẹ phát thải cho các DN…

Hội thảo tập huấn này là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam (USAID IPSC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển doanh nghiệp) là chủ dự án. Liên minh VISA tham gia phối hợp tổ chức kết nối dự án với các DN công nghiệp Việt Nam.

Liên minh VISA là tổ chức gồm các doanh nghiệp, các tổ chức hội, hiệp hội ngành công nghiệp; VISA tham gia đồng hành cùng dự án USAID IPSC với vai trò là đơn vị phối hợp tổ chức các hoạt động của dự án. VISA mong muốn các DN ngành công nghiệp trong hệ sinh thái của VISA sẽ tiếp cận được toàn bộ thông tin về dự án một cách nhanh và hiệu quả nhằm giúp các DN nhận thức và đưa ra chiến lược phù hợp trong lộ trình phát triển DN hội nhập quốc tế.

Hà Dũng

  • Tags: