Yến Việt Nhung Nhớ: Phát triển bền vững nghề nuôi chim yến lấy tổ phải đi đôi với bảo vệ môi trường

10/08/2024 10:21:20 CH
Share Bai :

Nghề nuôi chim yến lấy tổ được xem là nghề “hái lộc trời” mang lại giá trị kinh tế rất cao. Bởi lẽ vậy, để phát triển bền vững nghề nuôi yến, doanh nghiệp luôn phải xây dựng đi đôi bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái địa phương.

Đưa sản phẩm yến nguyên chất đến thực đơn gia đình Việt

Yến sào là một thực phẩm quý giá rất tốt cho sức khỏe con người nhưng giá cả khá đắt đỏ vì thế, dân gian ta gọi yến sào là “vàng trắng”. Bởi vậy, Yên Việt Nhung Nhớ đã phát triển các sản phẩm yến sào nguyên chất, tự nhiên, chất lượng tốt nhưng giá cả phù hợp với các gia đình Việt Nam.

Qua nghiên cứu, ứng dụng các khoa học kỹ thuật và bí quyết ngành nghề, Yến Việt Nhung Nhớ đã từng bước làm chủ và chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm từ tổ yến nhằm đảm bảo sản phẩm yến sào nguyên chất 100%, tốt nhất, tinh hoa nhất, chất lượng tốt nhất. Theo đó, Yến Việt Nhung Nhớ đã cho ra thị trường nhiều sản phẩm làm từ tổ yến nhằm để tất cả gia đình tại Việt Nam có thể sử dụng được tổ yến để nâng cao sức khỏe.

Xây dựng môi trường sinh thái là một quá trình quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng tổ yến có nhiều dinh dưỡng nhất.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng yến tốt nhất đến tay người tiêu dùng, Yến Việt Nhung Nhớ đã phải trải qua quá trình nghiên cứu kỹ thuật xây nhà cho yến, kỹ thuật dẫn dụ yến về nhà, tạo dựng môi trường để yến an tâm sinh sống, làm tổ. Trong đó, đặc biệt nhất vẫn là kỹ thuật “giữ” chân yến ở lại. Bởi lẽ, chim yến là loài chim rất kén chọn môi trường sống. Để nuôi chim yến thành công, người nuôi phải có kiến thức sâu rộng và kỹ năng chăm sóc đặc biệt để đảm bảo được chất lượng âm thanh, môi trường sống, độ ẩm, ánh sáng,... phù hợp nhất với yến vùng đất Thủ Thừa, Long An.

Với tập tính là loài hoang dã, chưa được thuần dưỡng, quen sống trong các hang động tự nhiên. Do vậy, muốn dẫn dụ được chim yến về nhà cần tạo ra một môi trường sống như ngoài tự nhiên để chúng luôn cảm thấy an toàn. Dù hiện nay với sự phát triển khoa học – công nghệ, nghề nuôi yến trở nên đơn giản hơn, nhưng việc để yến quay lại và chung thủy với nhà yến để tạo ra những tổ yến chất lượng tốt nhất là một bài toán nan giải cần phải trải qua quá trình thử nghiệm nghiêm ngặt.

Ông Hoàng Đức Tiếp – CEO Công ty TNHH Yến Việt Nhung Nhớ cho biết: “Để giữ chân yến ở lại nhà Yến Việt Nhung Nhớ tôi đã phải trải qua trải qua 3 năm thử nghiệm, thay đổi rất nhiều quy trình kỹ thuật. Trong đó, chúng tôi phải liên tục thử các chỉ số về môi trường sống, độ ẩm, âm thanh,… Qua quá trình theo dõi ngày đêm, tôi mới đúc rút ra những kỹ thuật, thông số nuôi phù hợp nhất với tập tính của loài yến vùng đất Long An”.

Quy trình sản xuất Yến Việt Nhung Nhớ kết hợp giữa thủ công và áp dụng hệ thống máy móc kỹ thuật cao để đưa ra sản phẩm tốt nhất.

Không chỉ chú tâm vào công nghệ xây dựng nhà, kỹ thuật âm thanh dẫn dụ yến, ông Hoàng Đức Tiệp còn nhận thấy rằng, môi trường sinh thái khu vực nhà yến là một điều kiện rất quan trọng trong việc yến ở lai và cả chất lượng tổ yến.

"Song song với việc mở rộng các nhà yến, thì Yến Việt Nhung Nhớ cũng đồng thời phát triển môi trường và sinh thái xung quanh khu vực như: Trồng cây xanh xung quanh khu vực nhà yến để tạo môi trường sống tự nhiên cho chim yến và cải thiện chất lượng không khí; Đầu tư vào các dự án phục hồi sinh thái nhằm bảo vệ đồng cỏ và các khu vực tự nhiên khác để duy trì nguồn thức ăn và môi trường sống cho chim yến" ông Tiệp chia sẻ.

Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng tái tạo và liên tục nghiên cứu phát triển các công nghệ mới trong nuôi yến là một phần quan trọng để nuôi yến bền vững, hạn chế các hoạt động có thể gây ô nhiễm môi trường như sử dụng hóa chất, phân bón hóa học xung quanh khu vực nuôi.

Phát triển bền vững sản phẩm Yến Long An

Hiện tại, tỉnh Long An có gần 1.200 nhà yến, tăng khoảng 650 nhà so với năm 2020. Trong đó, số nhà yến ở khu vực Đồng Tháp Mười chiếm trên 60%, với khoảng 700 nhà yến. Sự phát triển nhanh chóng này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, trong đó có giá trị kinh tế cao của yến, chính sách hỗ trợ của địa phương và tiềm năng phát triển của ngành.

Chính vì thế, tỉnh Long An đã ban hành danh sách vùng được phép nuôi yến. Theo đó, vùng nuôi chim yến phải nằm ngoài các khu vực không được phép chăn nuôi gồm khu vực các phường của TP.Tân An, thị xã Kiến Tường; khu vực thị trấn thuộc các huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Hưng; khu, cụm, tuyến dân cư hiện hữu hoặc có chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, nhà yến phải có khoảng cách tối thiểu 300m tính từ ranh giới hành chính của khu vực không được phép chăn nuôi.

Các sản phẩm của Yến Việt Nhung Nhớ được sản xuất theo quy trình sản xuất khép kín.

Theo đó, các tiểu vùng phải đáp ứng được điều kiện để phát triển ngành yến gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương và các quy định pháp luật chuyên ngành về đầu tư, xây dựng và môi trường.

Cùng với đó, là chính sách cũng đẩy mạnh việc xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tổ yến; khuyến khích thành lập Hội nuôi yến, tham gia Hiệp hội yến sào, tham gia xây dựng sản phẩm OCOP,… hướng đến xuất khẩu sản phẩm tổ yến đến các nước trên thế giới.

Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp đã và đang phát triển các sản phẩm từ tổ yến đáp ứng được các yêu cầu của sản phẩm OCOP và đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu đến thị trường các nước khác trên thế giới.

Ứng dụng những máy móc công nghệ cao để đưa ra sản phẩm vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn giữ dinh dưỡng cao nhất.

Trong đó, là việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật nuôi yến hiệu quả và thân thiện với môi trường được học hỏi từ các mô hình nuôi yến thành công trên thế giới.

Theo ông Hoàng Đức Tiệp – CEO Công ty TNHH Yến Việt Nhung Nhớ cho biết: “Để đáp ứng được điều kiện thân thiện môi trường trong nuôi yến lấy tổ thì phải áp dụng ngay từ vật liệu xây dựng nhà yến. Đồng thời, thiết kế nhà yến thông minh, tối ưu hóa việc sử dụng ánh sáng tự nhiên và thông gió. Song song đó, trồng cây xanh và phục hồi hệ thống sinh thái là một điều quan trọng để nâng cao chất lượng môi trường sống của chim yến và đảm bảo chất lượng dinh dưỡng tổ yến”.

Hoàng Ngọc - Hữu Huyền - Kim Lý

  • Tags: