Thủy Nguyên – Hải Phòng: Ô nhiễm môi trường từ các trạm trộn bê tông xử lý theo quy định như thế nào?
Sự phát triển của kinh tế xã hội bao gồm tác động tích cực và các tác động tiêu cực. Trong đó, ô nhiễm là một trong những vấn đề gay gắt nhất. Các nhà khoa học đã phân tích hầu hết việc ô nhiễm môi trường ngày nay đều do sự thiếu ý thức của con người gây ra ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Để bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta ngoài việc nâng cao ý thức con người, cần có cách xử lý tình huống gây ô nhiễm môi trường. Trong đó, tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường là một trong những biện pháp tối ưu nhất.
Trạm trộn bê tông Thủy Nguyên tại thị trấn Minh Đức
Tại huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng xuất hiện một số trạm trộn bê tông trên địa bàn thị trấn Minh Đức và các xã Dương Quan; Gia Minh; Minh Tân hoạt động chưa đúng quy định, xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, lấn chiếm hành lang đê điều, gây ảnh hưởng tới môi trường. Có thể thấy cả một khu đất rộng hàng chục nghìn mét đang được doanh nghiệp cho dựng nhiều hạng mục và tập kết nhiều máy móc, xe trộn bê tông, hệ thống máy trộn công suất lớn. Thêm vào đó công tác PCCC tại trạm trộn bê tông cũng có dấu hiệu chưa được trang bị đầy đủ. Ước tính lượng nước thải ra môi trường là rất lớn, với số lượng xe đang hoạt động tại đây mỗi ngày nếu các xe bồn hoạt động hết công suất thì có thể có hàng chục khối nước thải được xả ra môi trường và có nguy cơ ô nhiễm về lâu dài.
Một số trạm trộn xây dựng cạnh khu dân cư như tại xã Thủy Sơn không chỉ là nguồn nước, mà mỗi lần trạm trộn đổ bê tông khô vào bồn gió cuốn xi măng, đất cát bay tỏa ra khắp mọi nơi. Không hiếm lần, đơn vị này hoạt động cả về ban đêm. Quá trình trộn, bơm bê tông tạo ra tiếng ồn lớn ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Việc trạm trộn bê tông hoạt động gây ô nhiễm là điều không tránh khỏi, đặt trạm trộn quá gần khu dân cư là bất hợp lý đe dọa đến sức khỏe của mọi người khiến người dân hết sức lo ngại. Tiếp nhận nội dung UBND xã Thủy Sơn cho biết huyện đã có văn bản chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra và xử lý trạm trộn bê tông trên. Tuy nhiên sự thờ ơ từ chính quyền địa phương đã dẫn tới trạm trộn vẫn ngang nhiên hoạt động.
Trạm trộn bê tông Anh Đức được xây dựng sát ngay cạnh khu dân cư
Theo một số tài liệu khoa học, bụi xi măng sinh ra trong quá trình sản xuất có kích thước hạt bụi rất nhỏ (nhỏ hơn 3µm) lơ lửng trong khí thải, khi hít vào phổi rất dễ gây bệnh về đường hô hấp, Đặc biệt khi hàm lượng SiO2 tự do lớn hơn 2% có khả năng gây bệnh silicon phổi, một bệnh được coi là bệnh nghề nghiệp nguy hiểm và là phổ biến nhất của công nghiệp sản xuất xi măng. Đồng thời bụi xi măng theo gió phát tán ra xa sẽ lắng xuống mặt nước, mặt đất làm suy thoái đất trồng, ô nhiễm nguồn nước gây hại lớn cho sinh vật.
Hoạt động xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng
Dù nắm rất rõ thông tin nhưng Chính quyền UBND thị trấn Minh Đức và các xã trên địa bàn huyện Thủy Nguyên vẫn thờ ơ để mặc nhiên cho các trạm trộn bê tông hoạt động ngày đêm gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân.
Cơ sở pháp lý để xử lý:
Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài:
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường.
2. Đối với hành vi thải các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường bị áp dụng hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
3. Đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường.
........
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3, khoản 5, khoản 7 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản này từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3, khoản 5 và khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
Theo đó, hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và phải thực hiện các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định như trên. Mức phạt của tổ chức là gấp 02 lần.
Quy định của Pháp luật đã rất rõ ràng, chúng tôi mong rằng sự vào cuộc của các cấp chính quyền nơi đây để phát triển kinh tế tại mỗi địa phương đều không phải đánh đổi bằng môi trường. Để người dân luôn được sống trong môi trường xanh sạch vốn có của những làng quê.
Văn Hiếu - Hoài Thu
Tin nóng
- Tp. Hồ Chí Minh ban hành giá thu gom rác mới áp dụng từ ngày 1/6
08/05/2025 3:46:03 CH
- Cộng đồng doanh nghiệp vì sức khỏe và môi trường đồng hành cùng Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025
06/05/2025 7:46:26 CH
- Trao giải cuộc thi "Thanh niên hành động - Hướng tới loại bỏ bệnh dại và hoạt động buôn bán, giết mổ chó mèo"
29/04/2025 11:04:24 CH
- Tp. Hồ Chí Minh: Xã Phạm Văn Hai tuyến đường xanh Trần Văn Giàu sẵn sàng phục vụ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hiệp quốc 2025
20/04/2025 11:39:13 CH
- Gần 5 tấn rác được thu gom tại Bãi Vòng trong sự kiện “Hãy Làm Sạch Biển” 2025
20/04/2025 10:22:50 CH