Thành phố Hà Nội áp dụng “Kinh tế tri thức” phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực

14/12/2022 3:19:55 CH
Share Bai :

Với xu thế “Chuyển đổi số” trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 việc áp dụng kinh tế số trong hoạt động sản xuất các sản phẩm công nghiệp lại càng được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc, không chỉ mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước nói chung mà kinh tế tri thức còn trở thành vấn đề được đặt ra trong phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) của thành phố Hà Nội hiện tại đến năm 2030.

Nền kinh tế tri thức là gì ?

Đầu những năm 1960, thuật ngữ “kinh tế tri thức” lần đầu tiên được đưa ra bởi Fritz Machlup và Peter Drucker. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về “kinh tế tri thức”, như theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (1995): “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”.

Như vậy có thể hiểu ngắn gọn “nền kinh tế tri thức” (hay nền kinh tế dựa trên tri thức) là một hệ thống kinh tế trong đó con người chủ yếu sử dụng hoạt động tri thức của mình để sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm góp phần thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật và khoa học.

Với nguồn lực chủ yếu là con người tri thức với tài sản trí tuệ, họ đóng góp các ý tưởng , thông tin và thực tiễn đổi mới để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức trong sản xuất nhằm kích thích và tạo chiều sâu cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Nền kinh tế tri thức dựa trên hoạt động tri thức nên ít phụ thuộc hơn đầu vào vật chất và tài nguyên thiên nhiên. Nền kinh tế dựa trên tri thức dựa vào vai trò cốt yếu của tài sản vô hình trong môi trường của các tổ chức trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiện đại.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.

Các doanh nghiệp Hà Nội áp dụng “kinh tế tri thức” trong sản xuất SPCNCL

Một trong những bài học kinh nghiệm và vấn đề mà Thành phố đã đặt ra trong quyết định số 496/QĐ-UBND trong phát triển SPCNCL định hướng đến năm 2030, đó là: “… đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu theo hướng kinh tế tri thức”. Trong 3 năm trở lại đây Hà Nội đã công nhận hơn 100 sản phẩm thuộc SPCNCL của rất nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng phải kể trong số đó đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng kinh tế tri thức để tạo ra các sản phẩm công nghiệp không những đạt hiệu quả kinh tế cao như doanh thu trên 100 tỷ đổng/ năm mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Điển hình các sản phẩm thuộc các nhóm ngành công nghiệp chủ lực như công nghệ thông tin, kinh tế số như phầm mềm, hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu hay các dịch vụ số khác.

Lợi ích từ những sản phẩm dạng số hoá như vậy không những tiết kiệm hạn chế được đầu vào như nguyên vật liệu hay tài nguyên tự nhiên mà còn khiến cuộc sống của con người được thoải mái dễ dàng hơn.

Một vài doanh nghiệp tiêu biểu đã áp dụng nền kinh tế tri thức thành công trong sản xuất sản phẩm của mình như các phần mềm hoá đơn điện tử, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính nhà nước hay nền tảng giáo dục của công ty cổ phần Misa. Thiết bị giám sát hành trình LE-4G của công ty cổ phần công nghệ điện tử & viễn thông thông Việt Nam. Hay điển hình Robot và giải pháp SMARTFACTORY của công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường.

Các sản phẩm trên điều là những sản phẩm vật chất hay sản phẩm dịch vụ mang 70% là dựa trên tri thức của con người sáng tạo nên 30% còn lại chỉ là nguyên vật liệu hỗ trợ. Có thể thấy nền kinh tế tri thức vô cùng quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, vì vậy với nguồn lực chính là người lao động tri thức (người lao động sử dụng tri thức, kiến thức của mình để tạo nên sản phẩm) Đảng và Nhà nước luôn chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp bồi dưỡng phát triển nâng cao trình độ nguồn nhân lực không chỉ trau dồi kiến thức chuyên ngành mà còn nâng cao kỹ năng sống đạo đức để nguồn tri thức được toàn vẹn cả tâm lẫn tuệ. Không những tạo ra những sản phẩm có ích cho cuộc sống mà còn mang lại giá trị tốt đẹp giúp cuộc sống ngày càng phát triển hơn.

Đức Thiện

  • Tags: