Phú Thọ chỉ đạo quyết liệt trong công tác bảo vệ môi trường

17/06/2024 8:10:50 CH
Share Bai :

Thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, từng bước thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 24-NQ/TW (Nghị quyết 24), ngày 03/06/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thực trạng: Dù có vị thế là trung tâm của tỉnh Phú Thọ, vậy nhưng tại thành phố Việt Trì vẫn tồn tại những trạm bê tông không đủ điều kiện hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Có thể kể đến trạm trộn bê tông Tuổi Trẻ Việt Trì tại phường Thọ Sơn Trạm trộn bê tông này nằm ngay chân cầu Văn Lang (cầu nối thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì – Hà Nội). Trạm trộn bê tông Tuổi Trẻ Việt Trì có diện tích tới hơn 4000m2 thuộc vào đất hoang do phường Thọ Sơn quản lý, có thể dễ quan sát khu vực đặt trạm trộn từ phía trên cầu Văn Lang đơn vị không hề có hệ thống xử lý nước thải, bã bê tông thừa đổ bừa bãi ngay dưới khu vực chân cầu Văn Lang, khi trời mưa nước thải của trạm trộn chảy chàn ra chảy trực tiếp xuống sông Hồng. Theo thông tin từ UBND thành phố Việt Trì đơn vị cũng không trình được các giấy phép hoạt động liên quan. Xuyên suốt quá trình hoạt động từ năm 2019 cho tới nay đơn vị bê tông Tuổi Trẻ vẫn hoạt động bình thường và ngay cả sau  khi đã có kết luận vi phạm hành lang đê điều của thành phố Việt Trì.

Hình ảnh thực tế trạm trộn bê tông Tuổi Trẻ Việt Trì tại phường Thọ Xuân

Kế đến trạm trộn bê tông Việt Nhật có địa chỉ tại tổ dân phố Đoàn Kết, phường Bạch Hạc, được biết Trạm trộn bê tông Việt Nhật nằm trong diện tích của Công ty TNHH dịch vụ Vân Nam Phú Thọ (Cty Vân Nam Phú Thọ). Cũng chính Công ty Vân Nam Phú Thọ sau khi kiểm tra đã bị UBND thành phố Việt Trì ra Quyết định xử phạt số: 2992/QĐ-XPVPHC ngày 07/08/2023 về hành vi lấn đất nông nghiệp chưa sử dụng ở khu vực đô thị để xây dựng nhà điều hành công ty và trạm trộn bê tông. Theo ghi nhận trạm trộn bê tông Việt Nhật là của Công ty TNHH TM và vận tải Luận Khánh (cty Luận Khánh), công ty Luận Khánh và Công ty Vân Nam Phú Thọ đã hợp thức hóa việc xây dựng trái phép Trạm Trộn bê tông thương phẩm bằng “hợp đồng liên danh mặt bằng” do hai công ty tự thỏa thuận mà không có sự cho phép của các cơ quan chức năng. Trạm trộn bê tông Việt Nhật còn nằm trong hành lang thoát lũ sông Hồng, đơn vị hoạt động không phép nhưng sau những quyết định và chỉ đạo của UBND thành phố Việt Trì và sự giám sát của UBND phường Bạch Hạc đến nay trạm trộn bê tông Việt Nhật không những không di dời tháo dỡ mà còn hoạt động rầm rộ hơn.

Ảnh Trạm trộn bê tông Việt Nhật của Cty Luận Khánh ở phường Bạch Hạc

Bên cạnh Trạm bê tông Việt Nhật  thì ở phường Bạch Hạc vẫn còn đó trạm trộn bê tông Tuổi Trẻ nằm trong hành lang đê sông Hồng không đủ điều kiện pháp lý nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại hoạt động dù đơ vị này vẫn ngày đêm hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Ảnh trạm trộn bê tông Tuổi Trẻ tại Khu Mộ Hạ, phường Bạch Hạc

Diện tích hồ Hố Vôi bị san lấp bằng Sút thải của nhà máy giấy bãi Bằng

Tại huyện Phù Ninh Chúng tôi cũng ghi nhận thực trạng đáng báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường tại hồ Hố Vôi khi nơi đây ngoài là nơi xả thải cho Công ty giấy Bãi bằng thì còn là nơi xả thải của 02 Trạm bê tông T&Q (trên giấy tờ là trạm của Công ty TNHH Hùng An)  và trạm trộn bê tông Bãi Bằng thuộc Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Sông Lô. Từ những phản hồi của người dân, Chúng tôi đã thông tin nhiều lần tới các cơ quan chức năng của huyện Phù Ninh nhưng không nhận được hồi đáp dù cho đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể để phối hợp với các cơ quan chức năng. Hàng ngày tại hồ Hố Vôi đã trở thành điểm gây ô nhiễm mà ngay cả cảm quan người nhìn cũng phải bình tâm xem xét. Việc sống chung với ô nhiễm đã và đang ngày càng tàn phá môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân và sự mong mỏi sự vào cuộc của ccacs cơ quan chức năng.

Sự vào cuộc của chính quyền địa phương: Sau khi nhiều lần thông tin tới các cơ quan chức năng nhưng không nhận được những thông tin tích cực, Chúng tôi đã báo cáo tới UBND tỉnh Phú Thọ và đã nhận được những thông tin tích cực. Trong đó UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các đơn vị vào cuộc nghiêm túc tiến hành kiểm tra các trường hợp được nêu cùng với đó là xử lý những trường hợp đang đi ngược lại với quy định của Pháp luật.

Bã thải nước thải bê tông góp phần gây ô nhiễm trầm trọng môi trường

Cụ thể tại văn bản số 5159/UBND-NNTN của UBND tỉnh Phú Thọ ngày 25/12/2023, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo: “Yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường; Công an tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND thành phố Việt Trì; UBND thị xã Phú Thọ; UBND các huyện : Hạ Hòa; Thanh Ba; Đoan Hùng, Phù Ninh và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND Tỉnh tại công văn số 5159/ UBND-NNTN ngày 25/12/2024; yêu cầu cá nhân, tổ chức dừng ngay các hoạt động gây ô nhiễm môi trường (nếu có vi phạm), xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý vi phạm trong trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/01/2024.

Giải pháp:

Cách xử lý nước thải trạm trộn bê tông

– Nước thải bắt nguồn từ quá trình trộn bê tông, rửa xe,.. chảy vào bể lắng sơ cấp. Các thành phần chất cặn rắn như: cát, sỏi, đá,.. sẽ được lắng xuống đáy bể. Phần nước thải tiếp tục chảy qua bể điều hòa.

– Tại bể điều hòa sẽ thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng và nồng độ của nước thải nhằm mục đích tránh trường hợp xử lý quá tải. Tạo điều kiện cho các giai đoạn xử lý sau. Trong bể này người ta cũng bơm thêm PAC và Polymer tận máy khuấy để đảo đều hóa chất để tạo ra những cặn bông. Đồng thời kích thích các cặn bông dính lại với nhau. Nước thải di chuyển đến bể lắng 2.

– Bể lắng 2 diễn ra quá trình tách bùn và nước. Những cặn bông sẽ lắng xuống đáy bể và thu gom về bể chứa bùn. Còn lượng nước thải tràn qua máng răng cưa phân phối chảy về bể trung gian.

– Nước thải từ bể trung gian được bơm qua bể lọc thô để loại bỏ hết lượng cặn còn trong nước. Cột lọc thô sẽ được xúc rửa thường xuyên để tránh trường hợp tắc nghẽn hệ thống lọc, các cặn dư sẽ được đưa về bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Lượng nước thải được đưa ra nguồn tiếp nhận đạt chuẩn QCVN hoặc có thể tái sử dụng để xúc rửa cột lọc thô.

Ngoài ra một phương án không thể thiếu đó là sự giám sát, kiểm tra và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ và cùng các cấp chính quyền. Để có được môi trường xanh - sạch - đẹp cần phải có sự chung tay của chính quyền và nhân dân. Một lần nữa Chúng tôi và những người dân nơi đây mong rằng các cấp chính quyền cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa tránh những hệ lụy môi trường đáng tiếc xảy ra và để cho nhân dân luôn sống trong môi trường xanh - sạch – đẹp.

Thu LinhVăn Hiếu 

  • Tags: