Phát triển BĐS công nghiệp bền vững đi đôi với dịch vụ, tiện ích

20/05/2020 11:14:54 CH
Share Bai :

Phát triển BĐS công nghiệp bền vững

Các chuyên gia dự báo, năm 2020 - 2021, BĐS công nghiệp sẽ là xu hướng chủ đạo, minh chứng là nhiều nhà đầu tư bất động sản trong nước và quốc tế đang nhắm đến loại hình này bởi những tiềm năng mà nó mang lại, trong đó phải kể đến tham vọng của Vingroup ở loại hình bất động sản công nghiệp và Hòa Phát muốn tăng quy mô KCN ở Hưng Yên lên 500ha…


Việt Nam là “đất lành” với nhiều doanh nghiệp hậu Covid-19

Nói về tiềm năng của loại hình này, các chuyên gia cũng cho biết, bất động sản công nghiệp tại Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất phát từ việc dịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam của các tập đoàn đa quốc gia sau căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung, cùng với đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, nhiều doanh nghiệp BĐS bắt đầu chú ý đến BĐS công nghiệp với các phân khúc mới của nó – Bất động sản dịch vụ KCN.

Nhưng trên thực tế, không phải KCN nào cũng nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà sản xuất, do lựa chọn hàng đầu để xây dựng nhà xưởng sản xuất của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài chính là các KCN có vị trí thuận lợi, đã được đầu tư đồng bộ về mặt hạ tầng, điện nước…

 “Ngoài những ưu đãi chung của Nhà nước cho từng KCN, nhà đầu tư nước ngoài còn quan tâm tới mạng lưới các nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư phụ trợ có sẵn sàng cho hoạt động của nhà máy tại KCN hay không. Đồng thời, họ cũng quan tâm tới cả thủ tục cấp phép đầu tư tại KCN có thông thoáng không, thời gian cấp phép có đáp ứng được đủ tiến độ triển khai dự án hay không. Nếu chủ đầu tư dự án KCN không có quy hoạch tốt, không có kết nối đồng bộ, không thực hiện đủ các thủ tục về pháp lý thì việc hưởng lợi từ những ưu đãi khác sẽ không có ý nghĩa gì đối với nhà đầu tư nước ngoài”, bà Bùi Nguyễn Huyền Trang - chuyên gia đơn vị nghiên cứu thị trường Jones Lang Lasalle Việt Nam cho biết.


Các KCN dịch vụ đang “nóng” lên hơn bao giờ hết

Do đó, vấn đề thiết yếu được quan tâm là việc phát triển bền vững KCN phải đi đôi với phát triển khu dân cư và các tiện ích xã hội đi kèm. Sau Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và khu kinh tế (KKT), việc quy hoạch KCN - đô thị - dịch vụ là mô hình mới đang được nhà đầu tư quan tâm.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển thành công mô hình này như Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Thái Lan... Còn tại Việt Nam, một số chủ đầu tư KCN cũng đầu tư đồng bộ khu đô thị, dịch vụ liền kề KCN, tạo tổng thể KCN - đô thị - dịch vụ, như KCN - đô thị - dịch vụ VSIP (Bình Dương), Yên Phong (Bắc Ninh)...

Đi đôi với dịch vụ, tiện ích

Riêng ở KCN Điềm Thụy (Thái Nguyên), chủ đầu tư là Apec Thái Nguyên cũng luôn đi đầu trong đầu tư, xây dựng khu đô thị - dịch vụ trong KCN, chú trọng đến các chiến lược phát triển bền vững và luôn chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội.

Chỉ cách sân bay Nội Bài trên 40km, Điềm Thụy Center Point tọa lạc tại mặt Khu công nghiệp (KCN) Apec Điềm Thụy (Khu B) có hệ thống giao thông đa dạng, thuận tiện kết nối như cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Quốc lộ số 3, bến sông Đa Phú trên sông Yên Bình hoặc sử dụng phương tiện truyền thống bằng đường sắt nối liền với địa điểm tại ga đường sắt Phổ Yên. Đây chính là lợi thế thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tìm đến khu công nghiệp này tìm thuê đất đầu tư nhà máy.

Toàn khu công nghiệp Apec Điềm Thụy có diện tích đất quy hoạch 166,06 ha, trong đó các phân khu chức năng được phân chia như: trung tâm điều hành 8,569 m2; đất dịch vụ phục vụ KCN 30,915 m2; đất nhà máy1,112,946 m2; Đất cây xanh 2018,202 m2; Đất mặt nước 16,170 m2; đất công trình đầu mối hỗ trợ kỹ thuật 19,065 m2; đất giao thông, bến bãi 264,613 m2; diện tích khu thiết chế công đoàn dự kiến 39,415 m2…


Phát triển BĐS công nghiệp bền vững đi đôi với dịch vụ, tiện ích

Trong đó, phần đất dịch vụ phục vụ KCN được chia thành 2 phần, Apec Điềm Thụy Center Point có diện tích 28,915m2 với 231 shop thương mại được xây dựng từ 2-3 tầng mục đích cho kinh doanh hàng tạp hóa, siêu thị mini; đồ uống giải khát; quán cơm bình dân; đồ ăn vặt; quần áo, túi xách, giày dép; cửa hàng thực phẩm, trường mầm non tư thục…khu dịch vụ này còn đầu tư xây dựng công viên thể thao ngoài trời với đường dạo, cây xanh cảnh quan; cây xăng; bãi để xe; nhà dịch vụ với các tiện ích công cộng…

Apec đã đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch kiến trúc hiện đại, cảnh quan đẹp, hệ sinh thái thân thiện với môi trường. Đây là một định hướng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu nhà ở và môi trường sống tiện ích cho chuyên gia và công nhân tại đây.

Trong tương lai, nhu cầu nhà ở, khu vui chơi giải trí cho chuyên gia và người lao động tại các cụm KCN thương mại, dịch vụ hay công nghiệp nhẹ là rất lớn. Đây chính là cơ hội rất tốt cho nhà đầu tư BĐS cung ứng các dịch vụ lưu trú và giải trí, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra dòng lợi nhuận kép đầu tư.

PV

  • Tags: