Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Là địa phương có hệ sinh thái sinh học đa dạng và quan trọng của Việt Nam, cả về hệ sinh thái biển và trên cạn. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khác nhau, các nguồn tài nguyên tại Hải Phòng đang bị suy thoái nghiêm trọng và rất cần có những biện pháp kịp thời để bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học (BTTNVĐDSH).
Đa dạng sinh học là sự phong phú của nhiều loài sinh vật trong tự nhiên. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên, với sự tập trung vào sự đặc thù và tính đại diện của chúng. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên quí giá nhất, đóng vai trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm, mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai, các hậu quả cực đoan về khí hậu. Cuối cùng, hệ thống kinh tế sẽ bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) được đánh giá là khu vực có đa dạng sinh học phong phú bậc nhất Việt Nam. Ngoài vai trò bảo tồn đa dạng tài nguyên thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển này còn có ý nghĩa lớn với an ninh quốc phòng và phát triển du lịch sinh thái. Khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) cũng là khu bảo tồn biển quốc gia đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập, đã khẳng định vị thế và giá trị của hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Khu bảo vệ cảnh quan Đồ Sơn; Khu bảo tồn bãi cọc cao quỳ;… đã cho thấy sự quan tâm, đầu tư của địa phương trong công tác BTTNVĐDSH.
Từ sau khi Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết số 24-NQ/TW) được ban hành, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BTTNVĐDSH tiếp tục được rà soát, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế. Thành phố Hải Phòng đã tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, cơ chế, tiêu chí, nhiệm vụ, giải phóng trọng tâm về BTTNVĐDSH của địa phương.
Theo đó, những nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến thiên nhiên là: Quá trình phát triển kinh tế - xã hội trải qua giai đoạn phát triển nóng, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên; hoạt động khai thác lâm sản và săn bắt, buôn bán động vật hoang dã trái phép đã tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học. Nhận thức về BTTNVĐDSH được nâng lên nhưng chưa tương xứng với diễn biến, mức độ suy giảm đa dạng sinh học; ý thức về bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học ở nhiều địa phương, các cấp, ngành còn hạn chế, chưa đầy đủ. Cơ chế, chính sách, phân công quản lý về BTTNVĐDSH còn có sự giao thoa, chồng chéo giữa các Bộ, ngành, nhất là về nội dung quản lý nhà nước và đối tượng quản lý; sự phối hợp liên ngành, địa phương còn yếu kém. Việc tổ chức thực thi pháp luật về BTTNVĐDSH còn hạn chế; hiệu lực, hiệu quả của các quy định pháp luật còn chưa cao. Nguồn lực (tài chính, con người, trang thiết bị) cho công tác BTTNVĐDSH còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Việc ứng dụng khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu; công tác hợp tác quốc tế còn dài trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm.
Đó cũng là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tự nhiên và đa dạng sinh học tại Thành phố; đa dạng sinh học cũng đang bị đe dọa bởi các hoạt động của con người. Do vậy, việc BTTNVĐDSH được chính quyền và nhân dân Hải Phòng xác định là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách, qua đó đã đưa ra những giải pháp khắc phục cụ thể như sau:
UBND Thành phố và các cấp luôn tích cực triển khai công tác nâng cao nhận thức, ý thức của toàn dân về BTTNVĐDSH. Mỗi người dân Hải Phòng cần có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và nhận thức về lối sống bền vững hài hòa với thiên nhiên; xây dựng đạo đức, văn hóa, văn minh sinh thái trong ứng xử với tự nhiên. Địa phương tăng cường giáo dục nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội về BTTNVĐDSH của các tổ chức, cá nhân; thường xuyên phổ biến pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên phương tiện truyền thông; tôn vinh các tấm gương, sáng kiến của các tổ chức, cá nhân về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
UBND Thành phố Hải phòng ban hành các quy chế, quy định cho các khu dự trữ thiên nhiên, sinh quyển, khu bảo tồn trong công tác BTTNVĐDSH nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái tại vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. UBND TP. Hải Phòng đã ban Quy chế quản lý đối với khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà ngày 01/02/2024 với nhiều nội dung cụ thể, trong đó đặc biệt cấm các hoạt động xây dựng các công trình trong vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, đồng thời cũng yêu cầu Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, trình UBND thành phố và cơ quan có liên quan phê duyệt theo từng năm. Hoạt động nghiên cứu khoa học chú trọng vào việc thu thập mẫu vật, nguồn gen, vận chuyển, lưu giữ, công bố mẫu vật… Cùng với đó, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hướng tới các giải pháp bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường…
Đoàn công tác Bộ đội Biên phòng Tp. Hải Phòng thăm mô hình Phân loại rác thải biển tại nguồn của hội viên, nông dân xã Vinh Quang
(huyện Tiên Lãng) - Ảnh Minh Trà
Xây dựng bộ tiêu chí văn hóa, lối sống xanh trong toàn xã hội. Tập trung chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, cacbon thấp; đầu tư cho vốn tự nhiên. Đặc biệt, việc BTTNVĐDSH phải được thực hiện dựa trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan. Thành phố Hải Phòng cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng tính đến việc thiết lập các ngân hàng gen, cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học để bảo vệ và phát triển các nguồn gen quý hiếm. Xây dựng kế hoạch bảo vệ các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Việc hiểu rõ tầm quan trong trọng BTTNVĐDSH là một phần quan trọng trong nỗ lực của thành phố Hải Phòng để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên thiên nhiên và một tương lai phát triển bền vững. Hy vọng những nỗ lực, những kế hoạch, chương trình về BTTNVĐDSH của Hải Phòng sẽ ngày càng đi vào hiệu quả, có chiều sâu và mang lại cho Thành phố Hoa Phượng đỏ nhiều lợi ích về kinh tế, cũng như đọng lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách mỗi khi đến thăm quan và trải nghiệm./.
Bảo Thơ
Tin nóng
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
11/12/2024 3:08:23 CH
- Masan High-Tech Materials 7 năm liên tiếp được công nhận là "Doanh nghiệp Bền vững"
02/12/2024 3:08:04 CH
- Núi Pháo nhận giấy khen vì thực hiện tốt công tác chuyển đổi số
23/11/2024 8:55:54 SA
- SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
20/11/2024 1:36:43 CH
- Mô hình 3R trong chuyển đổi xanh ở Masan High-Tech Materials
19/11/2024 4:45:39 CH