Hà Nội khuyến khích phát triển sản phẩm từ ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình trong nhóm ngành phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

04/11/2022 3:07:26 CH
Share Bai :

Ảnh: Internet.

Với các nhóm ngành công nghiệp chủ lực như điện tử hay cơ khí chế tạo để sản xuất ra được một sản phẩm công nghiệp phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như kinh doanh hay tiêu dùng các sản phẩm này đều được sản xuất bởi các máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến và đảm bảo chất lượng so với những thời kỳ xa xưa con người làm bằng thủ công.

Nhưng không vì thế mà bản thân các ngành nghề sản xuất những sản phẩm thủ công lại bị chèn ép bởi lẽ những ngành đó đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng của mỗi một vùng miền một địa phương hay đại diện cho cả một quốc gia. Vì thế đất nước VIệt Nam nói chung cũng như Thành phố Hà Nội nói riêng luôn đề cao phát triển cũng như bảo tồn các ngành nghề truyền thống mang bản sắc văn hoá vì vậy ngành nghề này đã được phân loại trở thành một nhóm ngành công nghiệp chủ lực của thành phố-Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ.

Thủ công mỹ nghệ thuộc một phần của ngành thủ công nghiệp chế tạo các đồ vật không dùng máy móc và hoàn toàn bằng tay của con người (những người gọi là nghệ nhân thủ công) tạo ra các sản phẩm như đồ trang sức, đồ trang trí, đồ lưu niệm, đồ mỹ nghệ…

Nguồn gốc của công việc này xuất phát từ nông thôn bao gồm các nhu yếu phẩm, vật liệu và hàng hóa của các nền văn minh cổ đại. Các chất liệu được nghệ nhân sử dụng có thể từ tự nhiên như đất sét, hoa, lá,… hoặc cũng có thể tái sử dụng các sản phẩm từ các ngành công nghiệp khác như tái chế phế liệu, hay vật liệu phi truyền thống hiện đại,… nhưng việc sản xuất hoàn toàn thủ công bằng tay, nếu các sản phẩm được sản xuất bởi máy móc dây chuyền mà con người chỉ làm nhiệm vụ gia công một phần nhỏ hoặc điều kiển máy móc thì đó không phải hàng thủ công mỹ nghệ.

So với các nhóm ngành công nghiệp chủ lực khác nhóm ngành này vẫn còn yếu thế hơn nhưng mức độ phát triển qua các năm lại tương đối tăng đều. Riêng nhóm ngành này để đủ điều kiện được xét duyệt trở thành sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố thì các doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ phải có mức kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 triệu USD/năm trở lên hay các tiêu chí như giá trị nộp ngân sách do sản phẩm đó tạo ra cũng như đảm bảo các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ môi trường.

Thế nhưng qua những năm 2019-2021 Hà nội đã công nhận khoảng 5 sản phẩm thuộc nhóm ngành thủ công mỹ nghệ trong tổng hơn 100 sản phẩm được công nhận toàn ngành công nghiệp nói chung. Đa phần các sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực đều thuộc các ngành sản xuất công nghiệp như chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ, vật liệu tết bện… Về mức tiêu thụ thì đa số các doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu nhiều hơn nên tập chung sản xuất các sản phẩm như sản phẩm sơn mài, đay dệt, sản phẩm mây tre đan như giỏ tre. Điển hình trong top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2019 Hà Nội đã công nhận sản phẩm hàng gia dụng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu làm từ cói của Công ty TNHH mây tre Hà Linh.

Có thể thấy mức tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở trong nước không quá cao nên thành phố cũng như các doanh nghiệp đã tập chung hướng tới xuất khẩu là chủ đạo, theo ông Lê bá Ngọc – tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam hiện các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã xuất khẩu đến hơn 163 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại trung bình đạt 9,5%/năm, hiện đạt hơn 2 tỷ USD/năm thuộc nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất Việt Nam.

Trần Tài

  • Tags: