Hà Nội chú trọng vấn đề môi trường – một trong những tiêu chí cần thiết trong việc xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực 2022

04/11/2022 4:44:08 CH
Share Bai :

Qúy IV hàng năm UBND thành phố Hà Nội sẽ công bố danh sách các sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) thuộc các doanh nghiệp khác nhau trong thành phố. Tuy nhiên để đủ điều kiện công nhận một sản phẩm trở thành SPCNCL, UBND thành phố Hà Nội đã phải ban hành quyết định số 496/ QĐ-UBND với giải pháp phát triển SPCNCL Thành phố tới năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Tại mục định hướng xét chọn SPCNCL Thành phố đã đưa ra hệ thống bảng tiêu chí đánh giá xét chọn SPCNCL gồm 2 nhóm tiêu chí chung và tiêu chí đặc thù với tổng 11 tiêu chí khác nhau tuy nhiên trong số đó một tiêu chí luôn là chủ đề được quan tâm nhất trong ngành công nghiệp nói chung và cũng là tiêu chí quan trọng để xét chọn SPCNCL đối với Thành phố Hà Nội đó là vấn đề về môi trường.

Tình hình môi trường của Hà Nội trong thời điểm hiện tại

Về chất lượng không khí, theo số liệu tại trên trang IQAIR chỉ số AQI và PM2.5 từ tháng 10 cho đến đầu tháng nay đạt chỉ số ở mức cam, đỏ thuộc các mức kém và xấu ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Có những ngày chỉ số AQI đạt cao nhất là 169 hay PM2.5 đạt 90.5%.

Ảnh: Internet

Có thể thấy nguyên nhân chủ quan sản sinh ra hạt bụi PM2.5 và PM10 đối với một Thành phố lớn như Hà Nội là đa phần từ các hoạt động công nghiệp như đốt nhiên liệu hóa thạch, bụi đường phố, khói máy công nghiệp, hoặc các làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ xử lý rác thải, vật liệu chưa phù hợp.

Về môi trường nước ở những nguồn như sông, ao, hồ; trong báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tác nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn Thành phố tập chung chủ yếu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Với lượng nước thải hàng ngày khoảng 300.000 tấn, ước tính có hàng chục tấn kim loại, trên 3600 tấn chất hữu cơ và nhiều dung môi – kim loại, virus- vi khuẩn gây bệnh khác được thải trực tiếp ra môi trường mỗi ngày.

Có thể thấy nguyên nhân nhiều nguồn sông, hồ ở nhiều quận tại Hà Nội và kể cả những khu ngoại thành đều bị ô nhiễm nặng 1 phần do hoạt động sản xuất công nghiệp như các ngành chế biến thực phẩm, giết mổ; chế tạo thiết bị điện, sản xuất chất hoá học phụ gia phẩm màu như sơn, hay công nghiệp sản xuất đồ may mặc như nhuộm vải, hoặc đến từ các làng nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nơi chưa được tuyên truyền về việc xử lý rác thải đúng cách ,…

Đa phần để xảy ra những hiện trạng ô nhiễm như trên phần lớn thuộc về các hộ dân sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ lẻ chưa trang bị đủ hệ thống tiên tiến cũng như kiến thức để xử lý khí thải, chất thải, nước thải một cách phù hợp và đảm bảo với môi trường.

Ảnh: Internet.

Chủ chương, mục tiêu của Thành phố trong năm 2022

Có thể thấy vấn đề môi trường là một tiêu chí rất quan trọng trong việc xét chọn SPCNCL không những quan trọng đối với thành phố Hà Nội mà cũng là điều khiến rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trăn trở hiện nay. Với tiêu chí thứ 6 trong tổng 11 tiêu chí xét chọn SPCNCL (Quyết định số 469/QĐ-UBND), Thành phố đã đưa ra phương pháp đánh giá gồm:

  • Hệ thống sản xuất chung của doanh nghiệp không có nước thải, chất thải hoặc nước thải, chất thải ra nhưng đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép quy định.
  • Hệ thống sản xuất chung của doanh nghiệp không có khí thải hoặc có khí thải ra đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.
  • Hệ thống sản xuất chung của doanh nghiệp luôn đảm bảo tiếng ồn đạt tiêu chuẩn cho phép.

Trong 8 nhóm ngành công nghiệp chủ lực của Thành Phố có thể thấy các nhóm như chế tạo cơ khí; hoá chất; chế biến nông sản, thực phẩm hay sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ là thuộc các nhóm ngành công nghiệp ảnh hưởng đến môi trường khá nhiều về chất thải, rác thải, nước thải và khí thải. Vì vậy gần đây nhất bộ Tài nguyên và Môi trường- Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 307/KH-UBND về tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Dựa trên quy định của Luật Bảo vệ môi trường, đối với các cụm công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ và ngoài các khu công nghiệp: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì giám sát, buộc các dự án, cơ sở phải lắp đặt các trạm quan trắc tự động theo quy định khi có phát sinh khí thải, nước thải quy mô lớn; truyền dẫn số liệu trực tiếp quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, cập nhật và xử lý số liệu; khuyến khích cơ sở lắp bảng điện tử công khai số liệu quan trắc tự động ngay tại cơ sở. Tăng cường kiểm tra, xử lý và yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống các điểm thu gom, lưu trữ rác thải, chất thải, tại các làng nghề để vận chuyển tới các điểm xử lý trên địa bàn thành phố Hà Nội...

Tổng kết lại để bản thân các sản phẩm công nghiệp được công nhận là SPCNCL thành phố Hà Nội luôn khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới mục đích sản xuất vừa phù hợp vừa thân thiện với môi trường không những để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường vừa giúp các doanh nghiệp phải ý thức và có trách nghiệp bảo vệ môi trường hơn.

Vũ Đức

  • Tags: