Gương sáng gia đình anh trai liệt sỹ, em trai tàn tật vượt lên số phận phi thường

28/02/2023 8:26:39 CH
Share Bai :

Chiến tranh đã đi qua nhiều năm nhưng những hậu quả và dư âm của nó còn sót lại vẫn rất lớn lao và khốc liệt, ghi dấu mãi mãi trong tâm trí mỗi thế hệ người dân Việt Nam.

Không ai chọn cho mình cách chết, cũng không ai muốn mình phải chết và không có cái chết nào có ý nghĩa bằng được sống. Nhưng khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng bị đe dọa, của cải, ruộng nương làng mạc bị xâm chiếm thì lựa chọn cái chết để đất nước được trường tồn là một lựa chọn vinh quang và cao cả. Mỗi một thân xác nằm xuống, mỗi một phần thi thể mất đi là một ánh hào quang soi sáng hơn con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đó là những dòng chữ bằng vàng khắc sâu vào lịch sử 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.

Hai anh em trai sinh ra lớn lên trong gia đình thuần nông có truyền thống văn hóa lúa nước, theo lời kêu gọi của tổ quốc người anh lên đường nhập ngũ. Trong trận đánh khốc liệt anh đa hy sinh trong sự nghiệp cao cả thống nhất đất nước anh hùng Liệt sỹ Vũ Việt Hùng chức danh Binh nhất Quân đội nhân dân Việt Nam. Liệt sỹ sinh quán xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, vào một ngày định mệnh 20 tháng 2 năm 1968, theo quyết định số: 693-79/TTg, ký công nhận ngày 2 tháng 4 năm 1970. Nhằm ghi nhận hy sinh lớn lao Chủ tịch nước CHXHCNVN thưởng Huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng 3 cho liệt sỹ Vũ Việt Hùng.


Gia đình ông Vũ Văn Cường

Trong gia đình có hai anh em trai người em Vũ Văn Cường (sinh năm 1960) thật không may đã mắc bệnh teo chân hay còn gọi bệnh thấp khớp khi mới lên 8 tuổi và mất 100% sức khỏe lao động, chứng bệnh quái ác đã làm suy giảm đáng kể sức lao động. Không phải do tàn tật mà bị để lại phía sau, người phụ nữ tên Trần Thị Dậu đã đơn phương quyết đem lòng yêu qúy đến với ông Cường, mặc cho gia đình chị phản đối kịch liệt, kết quả nên duyên chồng vợ hai người sinh hạ hai trai và một cô con gái, được ông bà cho ăn học vào cao đẳng học đầy đủ, ông bà định hướng cho các con sau xuất khẩu đi lao động nước ngoài đó là Hàn Quốc. Dù cuộc sống có cay đắng khắc nghiệt ông bà vẫn chèo lái con thuyền gia đình vượt qua mọi khó khăn để nuôi dạy các con được như ngày hôm nay. Điều đặc biệt mặc dù bị chứng teo chân tay gọi cách khác bệnh thấp khớp, rất khó trong sinh hoạt hàng ngày để vượt lên số phận nghề ông chọn máy khâu (nghề may mặc), ông đã chọn cho mình máy khâu vừa khẩu độ, để thuận tiện trong quá trình làm nghề may mặc. Nghề may chính là kế sinh nhai và giành dụm nuôi con và cho các con ăn học đã đem lại cho gia đình ông cuộc sống bước đầu vượt qua khó khăn.

Để nhằm tạo sinh kế cho gia đình nhằm tiếp tục cho các con có cuộc sống tốt nhất và được cắp sách đến trường như bao đứa bạn cùng trang lứa khác, ông bà đã chuyển sang nghề khác ươm cá bán cá giống. Với người bình thường thì không có gì nghi ngại. Nhưng ông lại mắc bệnh teo cơ ay chân, việc đi lại khó khăn chưa nói đến việc lao động việc nặng nhọc. Nhưng vượt lên tất cả ông đã dùng bộ não của mình để vận hành công việc, đó là thuê nhân công lao động. Quả là ông trời không phụ ông, chính nghề vườn ao chuồng đã đem lại cho gia đình ông có đồng ngân đồng xuyến, nuôi dạy các con khôn lớn như ngày hôm nay. Đặc biệt người con trai cả đã làm chủ khách sạn, giám đốc công ty tạo công ăn việc làm hàng chục lao động có công ăn việc làm, thu nhập đặn./.

Th.S Nhà báo Trần Quốc Hoàn - Vũ Thị Thanh Huyền

  • Tags: