Đắk lắk : Chuyển đổi số không gian mới cho sự phát triển.

16/10/2023 2:37:30 CH
Share Bai :

Đây có thể gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, tương tác thực tại ảo, mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn,... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số và chuyển đổi số. Có thể hiểu rằng, chuyển đổi số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình và phương thức lãnh đạo, điều hành, quản lý, sản xuất, kinh doanh và cung cấp các giá trị mới.

 Thời gian gần đây khái niệm “chuyển đổi số” được nhắc đến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mở ra một giai đoạn phát triển công nghệ số toàn diện. Chuyển đổi số giúp các nhà chức trách dễ dàng quản lý công việc. Đồng thời, giảm thiểu thời gian chờ đợi các thủ tục hành chính cho người dân,…

Chuyển đổi số đã thể hiện qua hàng loạt lợi ích mà người dân đã được thụ hưởng, tiếp cận nhanh chóng, bình đẳng nhất với tất cả các dịch vụ xã hội, tạo dựng một  cuộc sống, môi trường sống hiện đại văn minh và thông minh. Tạo ra năng lực cạnh tranh hiệu quả, sản xuất kinh doanh giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp đồng thời giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý điều hành.

           

UBND Tỉnh Đắk Lắk và VNPT ký kết hợp tác xây dựng chính quyền điện tử.

Nhận thức được vai trò quyết định trong chuyển đổi số, tỉnh Đắk lắk đang từng bước cụ thể hoá các quan điểm, nhiệm vụ và thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc thay đổi nhận thức của cán bộ trước khi bắt tay vào các công việc cụ thể của quá trình chuyển đổi số. Để từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm và vai trò nòng cốt trong việc triển khai các vấn đề hoạt động từ cơ sở đến địa phương, Chuyển đổi số cũng đã và đang từng bước đi vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống của mọi nhà.

Về phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2025, Đắk Lắk phấn đấu tiếp tục xây dựng các nền tảng số, phát triển hạ tầng số hiện đại, đồng bộ. Ứng dụng công nghệ số trong cơ quan nhà nước hướng tới chính quyền số phải thúc đẩy, gắn liền tiến trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển theo hướng bền vững phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tỉnh ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hướng đến nền kinh tế số, xã hội số, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền Thông tỉnh Đắk Lắk cho biết với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị đến nay về cơ bản tỉnh Đắk lắk cũng đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, cơ chế chính sách để phục vụ công tác chuyển đổi sổ, hạ tầng công nghệ thông tin cơ bản đã được các cơ quan, đơn vị chú trọng đầu tư để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ các hệ thống nền tảng cơ sở dự liệu dùng chung nền tảng đô thị thông minh, nền tảng thanh toán trực tuyến… đã dần được hoàn thiện sẵn sàng trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện cho Tỉnh nhà.

Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hiện nay.

Tại các địa phương của tỉnh Đắk Lắk, tổ công nghệ số cộng đồng các cấp đã triển khai các hoạt động hướng dẫn người dân, hộ sản xuất, kinh doanh đưa các sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử; tạo lập và hướng dẫn, hỗ trợ sử dụng các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, VNeID, VssID,  thanh toán điện tử...

Kinh tế số bước đầu đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, hiện có 1.678 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, 42.923 giao dịch trên sàn thương mại điện tử, đứng thứ 5 toàn quốc, số hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số là 257.959 hộ, đạt 43%... các cơ sở giáo dục ứng dụng phần mềm quản lý trường vào dạy và học, trạm y tế cấp xã triển khai ứng dụng quản lý thông tin y tế, xây dựng hệ thống khám chữa bệnh từ xa, lập hồ sơ sức khỏe điện tử.

Phấn đấu đến năm 2025 Chỉ  số chuyển đổi số trong nhóm 20/63 Tỉnh, Thành phố tỷ  trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10% hạ tầng, cáp quang phủ trên 90% hộ gia đình và 100% xã, tỷ lệ dân số có tài khoản thành toán điện tử trên 50%; Đắk lắk thuộc nhóm các Tỉnh được xếp loại A về an toàn an ninh mạng.

Đắk Lắk xác định đây là thời cơ, thách thức trong bối cảnh nhu cầu chuyển đổi số ngày càng cao, thay đổi hàng ngày. Tỉnh quyết tâm chọn chuyển đổi số là động lực mới, tâm thế mới trong sự phát triển của địa phương giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030, định hướng năm 2050. Đẩy mạnh ba trụ cột chuyển đổi số là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số phải đi vào thực chất, tập trung phát triển dữ liệu để chuyển đổi số.                        

                                                                                                       Việt Hà 

  • Tags: