Coi trọng “tiền kiểm” và “hậu kiểm” trong hoàn thiện pháp luật
Trả lời kiến nghị của địa phương, Bộ Tư pháp cho biết luôn chú trọng công tác “tiền kiểm” và “hậu kiểm” trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)
Theo Bộ Tư pháp, bên cạnh việc xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản trước khi được ban hành như công tác thẩm tra, thẩm định (“tiền kiểm”), thì công tác kiểm tra, kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật văn bản ngay sau khi được ban hành (“hậu kiểm”) giữ vai trò là một “mắt xích” không thể thiếu trong quá trình hoàn thiện hệ thống VBQPPL.
Do đó, trong thời gian qua, Bộ Tư pháp luôn tăng cường phối hợp giữa công tác kiểm tra văn bản với kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 6 thông tư số 14/2004/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Trong những năm qua, chất lượng hồ sơ các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết có nhiều cải thiện. Năm 2018, số lượng các dự án do Chính phủ trình được Quốc hội thông qua với tỷ lệ cao (hầu hết các dự án luật đều được thông qua với tỷ lệ trên 80%). Nội dung của các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, bám sát công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước, triển khai thực hiện Hiến pháp, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước, yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập quốc tế.
Cùng với đó, chất lượng công tác thẩm định VBQPPL tiếp tục được nâng cao, chú trọng hơn vào tính khả thi của văn bản; kiên quyết loại bỏ các quy định về tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách, phụ cấp đặc thù, thẩm quyền của các cơ quan trong quản lý ngành, lĩnh vực, tập trung vào điều kiện, thủ tục cấp phép, thủ tục hành chính... trong các dự thảo VBQPPL không phải là các văn bản chuyên ngành. Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp đã thể hiện rõ quan điểm về điều kiện trình các dự án, dự thảo VBQPPL, được các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đánh giá cao.
Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, địa phương cũng đã tập trung kiểm tra việc xử lý văn bản trái pháp luật; tổ chức đánh giá, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do văn bản trái pháp luật gây ra và xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức có liên quan đến việc ban hành văn bản trái pháp luật. Qua đó, các Bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc, kịp thời hơn trong việc xử lý VBQPPL trái pháp luật.
Bộ Tư pháp cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa nhằm phát huy những hiệu quả đã đạt được của việc phối hợp giữa công tác kiểm tra văn bản với kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật.
Theo phapluatxahoi.vn
Tin nóng
- BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT IVF CHO BỆNH VIỆN SẢN NHI LÀO CAI
03/04/2025 2:46:53 CH
- Hải Phòng: Khánh thành Nhà máy sản xuất Pin xanh với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD
20/01/2025 5:47:18 CH
- Ngành Khoa học và Công nghệ với những sự kiện nổi bật về khoa học, sáng tạo năm 2024
26/12/2024 3:05:09 CH
- Tổ chức kết nối doanh nghiệp sản phẩm công nghiệp chủ lực với các trường đại học đào tạo nghề
01/11/2024 5:07:30 CH
- Sắp diễn ra Triển lãm chuyên ngành quang điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh
25/10/2024 2:53:24 CH