CẢNH BÁO VỀ TÌNH TRẠNG SA MẠC HOÁ Ở VIỆT NAM

04/07/2024 6:22:52 SA
Share Bai :

Sa mạc hoá là một trong những thách thức môi trường lớn nhất thời đại chúng ta. Đó là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn gây ra bởi sinh hoạt của con người và biến đổi khí hậu.

Những năm gần đây, thời tiết bất thường xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mùa đông không còn quá lạnh nhưng kèm theo nhiều hiện tượng như sương muối, các đợt rét đậm rét hại. Mùa hè thì trở nên oi ả với nền nhiệt cao hơn nhiều so với những năm trước, bão lũ thường đến sớm và có cường độ mạnh hơn trong mùa mưa. Tuy nhiên, tình hình đất nông nghiệp bị hạn hán, bị mưa lũ khiến đất bị xói mòn hoặc khô hạn hoang mạc lại là vấn đề phức tạp nhất ở Việt Nam hiện nay. Nó không chỉ là gia tăng diện tích sa mạc, bao gồm sự xâm lấn của các hiện tượng cát bay, cát nhảy tạo nên các đụn cát và trảng cỏ ở miền Trung Việt Nam mà còn là xuất phát từ sự suy thoái đất lâu dài, bị khô hạn thành sa mạc hóa. Các hệ sinh thái đất khô cằn rất nhạy cảm với việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Tình trạng nghèo đói, mất ổn định chính trị, phá rừng, chăn thả quá mức và các hoạt động tưới tiêu nghèo nàn đều đóng góp vào việc “xây dựng” sa mạc hóa. Khoảng 1,2 tỷ người của hơn 110 nước đang bị đe doa bởi vấn đề này.

Nguồn Internet.

Thực trạng suy thoái, sa mạc hoá đất ở Việt Nam

Việt Nam hiện còn khoảng hơn 9 triệu ha đất đồi núi trọc, đồi cát, trảng cỏ có liên quan tới sa mạc hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc. Trong đó, có trên 5 triệu ha đất trống trọc chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hóa nặng và 1 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Hàng trục triệu người ở miền Trung và đồng bào dân tộc ở miền núi đang phải chịu những hậu quả nặng nề do hiện tượng sa mạc hóa và suy thoái đất gây nên, trong khi những vấn đề suy thoái đất đai còn ít được mọi người đầu tư quan tâm để cải tạo.

Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa cục bộ ở các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận là nơi có diện tích sa mạc hóa lớn nhất cả nước. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi còn nhiều vùng đồi núi trọc đang bị mưa lũ làm lở đất, xói mòn và suy thoái đến khô cằn hoang mạc. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, là thách thức lớn đối với nền nông nghiệp của nước ta hiện nay.

Diện tích đất lâm nghiệp bị thoái hóa nặng xảy ra trên các vùng đồi núi chủ yếu bị xói mòn, rửa trôi và suy giảm độ phì có sự che phủ không cao, đây là các khu vực rừng bị suy giảm tương đối nghiêm trọng.Thoái hóa đất nuôi trồng thủy sản chủ yếu do sự xâm nhập mặn ở các vùng chuyên canh ven biển và một số khu vực do tự phát chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản lợ, mặn.

Ngoài thực trạng phá rừng, đốt cây cỏ làm nương rẫy, việc khai thác bừa bãi các mỏ quặng, mỏ than cũng gây ra sa mạc hóa cục bộ. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến mỗi năm chúng ta mất trên 100.000 ha đất nông nghiệp loại tốt, chủ yếu là đất lúa ở các tỉnh Đồng Bằng và Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có ít đất nông nghiệp nhất trên thế giới (đứng thứ 159 thế giới từ năm 2002).

Nếu không có cách ứng xử kịp thời và hiệu quả thì tần suất và mức độ của hoang mạc hóa, sa mạc hóa ở Việt Nam sẽ còn diễn biến phức tạp, gây mối đe dọa lớn cho đất đai nông nghiệp và tác động đến vấn đề tranh chấp, khiếu kiện về đất đai – hiện là một trong những vấn đề “nóng” nhất ở Việt Nam.

“Tiểu sa mạc” ở Việt Nam (Nguồn internet).

Nguyên nhân và giải pháp chống sa mạc hoá tại Việt Nam

Nguyên nhân chính của sa mạc hóa có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là sự can thiệp của con người vào môi trường tự nhiên. Đô thị hóa và sự phát triển không kiểm soát của các thành phố đã dẫn đến việc mất mát đất đai và tài nguyên tự nhiên. Sự khai thác nguồn nước ngầm một cách không bền vững, cùng với việc chặt phá rừng mà không có kế hoạch bảo vệ, làm giảm nguồn nước và giữ ẩm cho đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sa mạc hóa diễn ra.Hiện tượng này xuất phát từ sự đô thị hóa và phát triển không kiểm soát của các thành phố. Điều này đi kèm với việc khai thác tài nguyên mà không có kế hoạch bảo vệ nguồn nước ngầm và rừng. Ngoài ra, các thiên tai và biến đổi khí hậu cũng đóng góp vào tình trạng sa mạc hóa diễn ra nhanh chóng. Hình thức chăn nuôi du mục của một số bộ lạc cũng góp phần vào hiện tượng này khi các loài vật có móng guốc được chăn nuôi tập trung trong một khu vực, làm mất tính linh hoạt của đất và làm cạn kiệt nguồn nước.

Tác động lớn nhất của sa mạc hóa là biến đổi một vùng đất trở thành khu vực hầu như không thể sử dụng để sinh sống hay sản xuất. Bề mặt đất khô cằn và khó có thể trồng trọt, và việc khai thác nguồn nước ngầm trở nên khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến năng suất trồng trọt và chăn nuôi. Nguy cơ lớn hơn nữa là một phần ba diện tích đất trên thế giới hiện đang phải đối mặt với quá trình sa mạc hóa, trực tiếp đe dọa đến cuộc sống của loài người. Do đó, để giảm thiểu hiện tượng này, chúng ta cần tiếp cận vấn đề từ góc độ ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng đóng góp đáng kể vào hiện tượng này. Sự thay đổi không ngừng của thời tiết, đặc biệt là tăng nhiệt độ toàn cầu, tạo ra điều kiện khắc nghiệt cho sự sinh trưởng của cây cỏ và động vật, làm mất mát độ ẩm và làm khô cạn mặt đất, đồng thời gia tăng nguy cơ xảy ra hạn hán. Những thiên tai như bão, động đất, hay núi lửa phun trào cũng có thể góp phần vào tình trạng sa mạc hóa bằng cách tàn phá hoặc làm thay đổi cấu trúc đất đai.

Một yếu tố khác quan trọng là hoạt động chăn nuôi du mục của một số bộ lạc. Việc chăn nuôi các loài gia súc có móng guốc tập trung ở cùng một vùng đất làm cho bề mặt đất bị dồn nén và mất sự linh hoạt. Các con vật này ăn sạch cỏ và lá cây, đồng thời đào xới đất, làm mất nước ngầm và khiến mảnh đất trở nên chất chồng, khó thấm nước.

Tác động của sa mạc hóa không chỉ ở mức độ địa lý mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của cộng đồng. Nó biến những vùng đất mà trước đây có thể được sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi thành những vùng đất khô cằn, không thích hợp cho nông nghiệp và đời sống dân cư. Người dân phải đối mặt với khó khăn trong việc cung cấp đủ thức ăn và nước, cũng như sự gia tăng của các vấn đề sức khỏe do môi trường khắc nghiệt.

Để ngăn chặn sa mạc hóa, cần có những biện pháp bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên một cách bền vững. Việc hạn chế khai thác quá mức, bảo vệ rừng, và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo là những bước quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng của con người đối với môi trường và ngăn chặn sự lan rộng của hiện tượng sa mạc hóa trên toàn cầu.

Đức Thiện