Cẩn trọng với ấm chén bát đĩa nhiễm kim loại nặng

08/07/2021 4:06:28 CH
Share Bai :

Nôn khan, người đờ đẫn, suy giảm hệ thần kinh và ảnh hưởng đến não bộ,... là những triệu chứng nhiễm độc kim loại nặng vô cùng nguy hiểm. Về lâu dài, chúng có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Mối nguy hại đến từ hàng gốm sứ trôi nổi

Theo thống kê của cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm (Bộ Khoa học và Công nghệ) trên thị trường hiện có tới 80% sản phẩm bát đĩa, ấm chén bằng gốm sứ, thủy tinh có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại được gắn nhãn mác gốm Bát Tràng hoặc mác của các nước Tây  u như: Đức, Pháp, Ý… Đặc biệt, nhiều sản phẩm tồn tại trên thị trường có hàm lượng là các sản phẩm này thường có hàm lượng kim loại nặng vượt mức quy định, có khả năng gây nguy cơ nhiễm độc cao cho người tiêu dùng.

Theo giới chuyên môn, các sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường, không nhãn mác hiện nay chưa được kiểm soát về chất lượng. Thông thường, một sản phẩm bằng gốm sứ cần trải qua quy trình lọc để loại bỏ hết kim loại nặng tồn dư trong đất đá. Những nhà máy có công nghệ cũ hoặc quy trình không nghiêm ngặt sẽ khó lọc được hoàn toàn số kim loại nặng này.

Các chuyên gia Khoa Công nghệ Hóa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, những sản phẩm không rõ nguồn gốc tiềm ẩn hàm lượng kim loại nặng cao nguy hại cho sức khỏe. Chúng  tiếp xúc với thức ăn nóng chua sẽ dễ thôi nhiễm vào cơ thể. “Cơ thể tích tụ lượng kim loại nặng lớn dễ mắc các bệnh nguy hiểm liên quan đến thần kinh, loãng xương, phá hủy gan thận” - TS Trần Bích Lam, Trường Đại học Bách khoa TP. HCM thông tin với báo chí.

Chì có tồn tại trong đồ gốm sứ không?

Sự nguy hiểm của đồ gia dụng bằng sứ nhiễm kim loại nặng khiến người tiêu dùng hoang mang. Đồng thời chúng cũng kéo theo nhiều lầm tưởng về chì trong đồ sứ. Chị Hoàng Trang (32 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Đồ bát đĩa, ấm chén bằng sứ mà có hoa văn màu sắc lòe loẹt thì càng nhiễm chì nặng”.

Trên thực tế, chì nói riêng khi trộn vào gốm sứ sẽ cho ra màu nâu xỉn không đẹp mắt. PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội đã giải thích với báo chí rằng vấn đề sứ nhiễm chì như trên là hoàn toàn không có căn cứ.

“Nếu trong gốm sứ có chì thì chỉ có thể nhận biết khi đem phân tích thành phần có trong gốm sứ đó ở trong phòng thí nghiệm”, PGS.TS Trần Hồng Côn cho hay. Vì thế, việc phân biệt bát đĩa ấm chén chứa chì bằng hoa văn và màu sắc là hoàn toàn phản khoa học.

Hơn nữa, chì nếu tồn tại trong gốm sứ sẽ chỉ tồn tại ở các đề can dán bên ngoài hoa văn hay còn gọi là men nhẹ lửa. Sau khi hấp đủ nhiệt ở nhiệt độ cao, chúng nóng chảy. Tuy nhiên cũng rất khó bị thôi ra khi sử dụng.

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Hồng Côn khuyên người tiêu dùng vẫn nên chọn mua các sản phẩm bát đĩa ấm chén tại các cơ sở uy tín, có xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối nên tránh các mẫu mã hoa văn vẽ bằng sơn chứ không phải màu men gốm. Đây mới là những mẫu ấm chén bát đĩa cần phải tránh. Bởi chúng chứa rất nhiều hóa chất độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để đảm bảo an toàn cho gia đình, bạn nên lựa chọn những cơ sở gốm sứ đáng tin cậy, có thâm niên hoạt động lâu năm. Với uy tín dẫn đầu, Gốm sứ Bảo Khánh đã trở thành thương hiệu phân phối đồ ấm chén, bát đĩa chính hãng Bát Tràng hàng đầu cả nước.

Quy trình sản xuất khép kín nghiêm ngặt, các sản phẩm bát đĩa, ấm chén sứ của Bảo Khánh bảo đảm loại bỏ hoàn toàn các kim loại nặng tồn dư trong đất. Họa tiết vẽ thủ công nhờ bàn tay huyền diệu của những nghệ nhân Bát Tràng lão luyện. Gốm sứ Bảo Khánh chắc chắn khiến bạn hài lòng trong từng sản phẩm và an tâm trong từng phút giây sử dụng.


PV