Yên Dũng (Bắc Giang): Bảo vệ môi trường đã gắn với thực trạng?

16/11/2023 9:30:15 SA
Share Bai :

Vấn đề Bảo vệ môi trường được nhấn mạnh trong Văn kiện cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đó là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Trong đó, xác định phương hướng cơ bản phát triển đất nước là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, BVMT” và định hướng “Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia”.

Cụ thể hóa Cương lĩnh, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nêu rõ quan điểm “Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Chiến lược đặt ra yêu cầu nâng cao ý thức BVMT, gắn nhiệm vụ, mục tiêu BVMT với phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và BVMT. Đưa nội dung BVMT vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các chương trình, dự án. Các dự án đầu tư xây dựng mới phải bảo đảm yêu cầu về BVMT. Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch.

Mới đây, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn đối với các công cụ kinh tế cho BVMT nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn để điều chỉnh hành vi của tổ chức, cá nhân gây ra thiệt hại cho môi trường và được hưởng lợi từ môi trường dựa trên những nguyên tắc của thị trường. Bên cạnh đó, những cơ chế tài chính khác được hoàn thiện, bổ sung thêm trong Luật BVMT 2020 như quỹ BVMT, mua sắm xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh để tạo ra một cơ chế khá đầy đủ hướng đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường và người dân có ý thức, trách nhiệm trong việc BVMT thông qua các công cụ kinh tế và cơ chế tài chính.

 Là một trong những vệ tinh vùng, Bắc Giang là một trong những địa phương phát triển nhanh. Do vậy việc phát triển gắn với bảo vệ môi trường là vấn đề được lãnh đạo chính quyền đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên nằm trong số ít một số địa phương quản lý còn mang tính hành chính hóa chưa đi sát với thực tế, chưa đúng với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh và các ngành các cấp trong đó có Yên Dũng theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang bằng văn bản số: 4564/UBND-KTN UBND tỉnh Bắc Giang về việc kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty TNHH đầu tư Eastern Bắc Giang, tại thôn Dũng Tiến xã Hương Gián huyện Yên Dũng.  Tuy nhiên trong Báo cáo số:417/BC-UBND huyện Yên Dũng không sát với thực tế về hoạt động của Công ty TNHH đầu tư Eastern Bắc Giang ( viết tắt là Công ty TPA) tại thôn Dũng Tiến xã Hương Gián đang hàng ngày hàng giờ làm ô nhiễm môi trường.

Theo ông N.T.Đ một người dân thường xuyên đi qua tuyến đường gần trạm trộn cho biết: “ từ khi trạm trộn bê tông này được đưa về đây xây dựng và hoạt động, đã làm ảnh hưởng khá nhiều đối với đời sống của bà con. Việc các xe có trọng tải lớn ra vào trạm và các bến bãi, cảng… làm mất an toàn giao thông, đáng nói là chất thải của họ trong quá trình sản xuất  cũng làm việc canh tác gặp nhiều khó khăn". Hiện tại trạm trộn Bê tông vẫn ngày đêm hoạt động nhưngtheo cán bộ địa chính và cán bộ văn phòng UBND xã Hương Gián khẳng định trên địa bàn huyện Yên Dũng không có trạm trộn bê tông TPA như phản hồi của người dân?. Những ghi nhận để chứng minh là có thì lại được ông Nguyễn Văn Tuyến – Chủ tịch UBND xã Hương Gián và chính quyền nơi đây không hiểu vì lý do gì lấy “im lặng” để trả lời mặc cho trạm trộn của Công ty TNHH đầu tư Eastern Bắc Giang ( viết tắt là Công ty TPA) tại thôn Dũng Tiến xã Hương Gián đang hàng ngày hàng giờ làm ảnh hưởng đến môi trường và người dân nơi đây..

Tuy nhiên theo báo cáo số: 417/ BC-UBND huyên Yên Dũng, Công ty TPA hoạt động với mục đích sản xuất bê tông tươi và cấu kiện bê tông đúc sắn, theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên, mã số doanh nghiệp 2400822784 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp, đăng ký lần đầu ngày 27/9/2017; đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 04/6/2020. Dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất bê tông tươi và cấu kiện bê tông đúc sẵn” được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 596/QĐ-UBND ngày 08/10/2018.

Hình ảnh toàn cảnh của trạm trộn bê tông TPA Bắc Giang tại xã Hương Gián huyện Yên Dũng

Việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty TPA đã đúng?. Trong báo cáo số: 417/ BC-UBND của UBND huyện Yên Dũng cho thấy Công ty TPA sử dụng nước sinh hoạt (khoảng 02 m3/ngày) phát sinh từ khu vệ sinh được thu gom qua bể tự hoại 3 ngăn trước khi thải vào mương tiêu nước trong khu vực. Còn nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình rửa dụng cụ, máy móc, cối trộn, xe vận chuyển… khoảng m3/ngày đêm được xử lý qua các bể chứa nước thải và được tái sử dụng trong quá trình sản xuất. Ngoài ra tại mục số 3 phần nhận xét đánh giá có nội dung như sau:

“Từ những kết quả kiểm tra và ý kiến của các thôn cho thấy Công ty TNHH đầu tư Eastern Bắc Giang - Chủ đầu tư trạm trộn bê tông TPA đã cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung tại kế hoạch bảo vệ môi trường được UBND huyện Yên Dũng xác nhận tại văn bản số 43/GXN-UBND ngày 31/3/2020. Hoạt động của Trạm trộn không thường xuyên và công suất của nhà máy ở mức thấp, nguồn thải không nhiều và đã được thu gom và xử lý theo quy định. Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường tại khu dân cư các thôn Tân Tiến, Việt Tiến, Dũng Tiến, Đông Tiến không phải do hoạt động của trạm trộn bê tông TPA gây ra trong thời gian gần đây”.

Hình ảnh xả thải trực tiếp ra môi trường của trạm trộn bê tông TPA Bắc Giang tại xã Hương Gián huyện Yên Dũng

Báo cáo là vậy nhưng theo ghi nhận thực tế và phản hồi của người dân nước thải trong quá trình sản xuất và việc xả trực tiếp bã bê tông mà không qua hệ thống xử lý nước thải của Công ty TPA đang đi ngược với kết quả kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường mà UBND huyện thông tin ở báo cáo cáo số: 417/ BC-UBND. Dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt từ UBND tỉnh Bắc Giang theo văn bản số: 4564/UBND-KTN là kiên quyết xử lý vi phạm (nếu có). Nhưng dường như việc báo  đã sát với thực tế hay chưa? Hay chỉ là dựa theo những báo cáo của bộ phận cấp dưới.

Chúng tôi cũng như những hộ dân trên địa bàn mong rằng, các cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang vào cuộc xử lý quyết liệt, đúng người, đúng trách nhiệm, không chỉ riêng Yên Dũng mà nơi nào chưa đúng thì làm cho đúng. Để phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường để cho Bắc Giang ngày càng giàu – sạch - đẹp hơn nữa.

Hữu Hảo - Phan Quân