Những thách thức của biến đối khí hậu và giải pháp ứng phó của Việt Nam

13/07/2020 5:46:32 SA
Share Bai :

Bài 2: Ứng phó biến đối khí hậu

MT&XH - Hiện nay biến đối khí hậu (BĐKH) là vấn đề toàn cầu, là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ BĐKH, cả về chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh. Chính phủ cũng đã xác định ứng phó với BĐKH thúc đẩy tăng trưởng xanh là trách nhiệm của toàn hệ thống và là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với nước ta hiện nay.

Những thách thức của biến đối khí hậu

Như chúng ta đã biết, việc BĐKH hoàn toàn mang đến những hiệu ứng xấu cho sự phát triển của sinh vật trên toàn trái đất, dẫn đến mất đa dạng sinh học. Trong đó lượng Co2 trong khí quyển tăng cao gây ô nhiễm không khí và lượng nước ngọt dần trở nên ít đi, môi trường sinh thái bị hạn chế và đó là lý do gây mất đa dạng sinh học, các sinh vật động vật đang đến bờ vực nguy cơ bị tuyệt chủng.

Biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân khiến dịch bệnh tăng cao. Do nhiệt độ trung bình của trái đất hiện ngày càng nóng lên làm cho mùa đông ngắn hơn. Cũng chính từ những tác động gián tiếp của BĐKH lại làm điều kiện cho nguy cơ bùng phát các dịch bệnh, các bệnh chủ yếu là truyền nhiễm dịch hay liên quan đến đường hô hấp đặc biệt là ảnh hưởng không nhỏ đến đại dịch bệnh COVID-19 hiện nay gây ra nhiều mối đe doạ trầm trọng hơn đối với cuộc sống con người.

Biến đổi khí hậu cũng làm nguồn tài nguyên nước, rừng bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể nhất là thảm họa cháy rừng amzon năm 2019, cháy rừng do thiếu nước, các đợt hạn hán kéo dài, nhiệt độ đột ngột tăng cao, tỷ lệ thuận với nhiệt độ nóng lên chính là sự thiếu hụt của tài nguyên nước, lượng nước phục vụ sinh hoạt hay tự nhiên cũng bị cạn theo. Không những thế còn làm băng tan khiến mực nước biển dâng cao gây ra những thiên tai như lũ lụt, sóng thần hay nắng nóng kéo dài.

Những tổn thất kinh tế do tác động của BĐKH cộng với các chi phí khắc phục thiệt hại làm giảm mức tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia và trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của Liên Hợp Quốc công bố mới đây nhận định, đến năm 2030 nền kinh tế toàn cầu có thể mất hơn 2.000 tỷ USD do BĐKH và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Số liệu của Tổ chức phi chính phủ Oxfam (Anh) cho thấy, các nền kinh tế đang phát triển có thể bị thiệt hại tới 1.700 tỷ USD/năm vào năm 2050.

Tác động của biến đối khí hậu đối với Việt Nam

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống nhiều người dân Việt Nam.

Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất do BĐKH, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển dâng. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp vùng ĐBSCL bị ngập chìm không còn khả năng canh tác. Theo phân tích của Viện Tài nguyên thế giới về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP, Việt Nam đứng thứ 4 trong số 164 quốc gia được khảo sát về tác hại nghiêm trọng của lũ lụt đến toàn nền kinh tế; làm thiệt hại 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm…

Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng đồng bằng sống Hồng (ĐBSH) và ĐBSCL sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều là những vùng đất thấp so với mực nước biển. Xâm nhập mặn làm cho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3 - 4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm. Ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng ĐBSCL. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở ĐBSCL và ước tính rằng, có khoảng 85% người dân ở vùng ĐBSCL cần được hỗ trợ về nông nghiệp.

Tác động của BĐKH đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, cho việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH, khi nước biển dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng. Dưới tác động của BĐKH, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: Bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… đã gây thiệt hại đáng kể, làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP/năm.

Việt Nam là nước nông nghiệp (nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP), phần đông người nghèo sống dựa vào nông nghiệp và đánh bắt thủy sản, nên Việt Nam được Tổ chức Phát triển của Liên Hợp Quốc đánh giá là 1 trong 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất và tổn thương trực tiếp do quá trình BĐKH. Với nền nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như hiện nay, Việt Nam cần chủ động đánh giá và dự báo tác động của BĐKH, để kịp thời có những giải pháp ứng phó, phát triển kinh tế nông nghiệp phù hợp và bền vững.

Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam

Nhận thức được các nguy cơ và thách thức của BĐKH, Việt Nam đã chủ động triển khai xây dựng và ban hành một cách hệ thống các chủ trương, chính sách nhằm ứng phó có hiệu quả với tác động của BĐKH. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn và phát hành 1.300 cuốn Sổ tay BVMT, ứng phó với BĐKH tỉnh Hưng Yên; trên 2.800 tài liệu Hỏi đáp về công tác BVMT. Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên thường xuyên đăng tải tin bài tuyên truyền về tài nguyên, BVMT trên sóng phát thanh, truyền hình, báo điện tử. Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND huyện, thành phố tổ chức nhiều hội nghị tập huấn tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản của tỉnh về công tác bảo vệ tài nguyên môi trường cho trên 30.860 lượt cán bộ, nhân dân và chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; phát 24.500 tờ rơi tuyên truyền công tác BVMT. Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH và năng lực thích ứng, ứng phó với BĐKH cho cán bộ và nhân dân. Thực hiện kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ngày 10/5/2017.

Đặc biệt, nhận thức được nguy cơ, thách thức từ BĐKH, đòi hỏi một tầm nhìn, định hướng chiến lược với các giải pháp toàn diện, đồng bộ, huy động tối đa các nguồn lực để ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững ĐBSCL, ngày 17/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH…

Trước đó, ngày 23/12/2019, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ”.

Tại Hội thảo, TS Nguyễn Tuấn Quang- Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian qua, Bộ TN&MT đã giao Cục biến đổi khí hậu xây dựng và trình Bộ ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ các giai đoạn 2011 -2015, 2016 -2020.

Bộ TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH, rà soát và cập nhật đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Nội dung các văn bản này đã phản ánh trách nhiệm và cam kết nỗ lực cao nhất của Việt Nam về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH để thực hiện Công ước, Thỏa thuận Paris về BĐKH” - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường cho hay.

Để có cơ sở đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH trong giai đoạn mới phù hợp với định hướng chính sách trong nước và cam kết quốc tế về BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường với sự hỗ trợ của AFD đã triển khai dự án “Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chiến lược trong giai đoạn 2021-2030”.

Theo ông Fabrice Richy, AFD đã đồng hành cùng Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong 15 năm qua, với các hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, chuyên gia cả về giảm phát thải và thích ứng. Đến nay, AFD đã hỗ trợ hơn 1 tỷ EUR cho 30 dự án và chương trình liên quan đến BĐKH tại Việt Nam. Trong thời gian tới, việc hợp tác giữa 2 bên sẽ tiếp tục theo hướng triển khai các cam kết của Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris một cách mạnh mẽ hơn nữa.

Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Hội thảo tổng kết Dự án “Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu, đề xuất định hướng ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030”.

Hoàng Bảo