Trái đất đang nóng lên – Mối lo ngại của toàn nhân loại

26/07/2020 5:52:02 SA
Share Bai :

MT&XH - Ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái đất làm cho khí quyển và mặt đất ấm lên. Mỗi khi mặt đất bị đốt nóng, sức nóng đó phản chiếu trở lại thành tia hồng ngoại vào khí quyển. Do trong khí quyển có chứa một số khí được gọi là “khí nhà kính”, trong đó có CO2 và mêtan, các khí này hấp thụ một phần nhiệt của mặt đất phản chiếu lên không trung rồi phản chiếu ngược lại mặt đất, làm cho lớp dưới của khí quyển và mặt đất ấm lên. Nồng độ khí nhà kính tăng lên, lượng nhiệt phản chiếu trở lại mặt đất cũng tăng theo, làm cho nhiệt độ khí quyển, mặt đất và đại dương tăng lên và làm nhiệt độ trung bình của Trái đất nóng lên. Đó là cơ chế của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Sự nóng lên toàn cầu được gây ra bởi sự tăng hiệu ứng nhà kính. Khi những tia nắng mặt trời xuyên qua khí quyển Trái đất, gần 70% năng lượng được Trái đất hấp thu bởi mặt đất, đại dương, cây cối,... 30% còn lại được phản xạ lại không gian bởi những đám mây, những vùng tuyết phủ trắng hay một số vùng có bề mặt phản xạ được. Nhưng trong 70% kia không phải được Trái đất giữ lại mãi. Đại dương và các vùng đất luôn có sự phát tán nhiệt ra ngoài: một lượng trong số đó quay trở lại không gian, phần còn lại được hấp thu bởi những thứ trong khí quyển như khí carbon dioxid (CO2), khí metan và hơi nước. Sau khi những thành phần này hấp thu toàn bộ lượng nhiệt, chúng lại tiếp tục phát ra nhiệt lượng – lượng nhiệt lúc này không thất thoát ra ngoài không gian, nó giúp giữ ấm trái đất. Đó chính là cơ chế mà hiệu ứng nhà kính giữ cho Trái đất có được nhiệt độ như bây giờ.

Nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng đều đặn từ năm này đến năm khác, để đi đến kết luận sự tăng nồng độ khí CO2 (khí nhà kính) trong khí quyển là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Theo kết quả nghiên cứu của Keeling thì trong 50 năm qua, nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng khoảng 20%. Báo cáo lần thứ tư của IPCC năm 2007 đã cảnh báo rằng, “rất nhiều khả năng” là nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên là do các hoạt động của con người, khác với báo cáo lần thứ ba năm 2001 là “có khả năng”. Cũng theo báo cáo lần thứ tư của IPCC, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,7o C so với trước kia.

Do nóng lên toàn cầu, dù chỉ mới tăng 0,7o C mà trong những năm qua, thiên tai như bão tố, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng bất thường, cháy rừng... đã xảy ra tại nhiều vùng trên thế giới, gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho nhiều nước, nhưng ở đâu, những người nghèo và nước nghèo cũng phải chịu đau khổ nhiều nhất. Trận bão Nargis đầu tháng 5 năm 2008 ở Myanma, với tốc độ gió hơn 200 km/giờ, đã phá hủy nhiều vùng rộng lớn, hơn 130.000 người chết và mất tích ở đất nước này là một ví dụ.

Hiện tượng băng tan ở hai cực không phải là dự đoán mà đã trở thành sự thật hiển nhiên. Theo hình ảnh vệ tinh do NASA tiết lộ (đầu năm 2008), đã cho thấy sự suy giảm đáng sợ về khối băng biển vĩnh cửu – loại băng dày nhất và cổ nhất ở Bắc Cực – và dự kiến không lâu nữa Bắc Cực sẽ hết sạch băng. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cũng cho biết là mùa hè năm 2008, diện tích băng ở Bắc Cực giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi các nhà khoa học Nhật Bản tiến hành quan sát Bắc Cực từ vũ trụ (năm 1978). Trung tâm dữ liệu quốc gia về tuyết và băng của Mỹ ngày 25/3/2008 cho biết, do ảnh hưởng của tình trạng Trái đất ấm lên, một khối băng hơn 400 km2 đã tách khỏi khối núi băng Wilkin ở Nam Cực. Sự nóng lên toàn cầu không chỉ gây ra những thay đổi trong bão nhiệt đới, mà còn gây một số tác động tồi tệ hơn thông qua mực nước biển gia tăng. Cường độ của bão nhiệt đới (bão lốc xoáy, bão cuồng phong v.v.) được dự báo sẽ tăng trên toàn cầu, với tỷ lệ bão nhiệt đới loại 4 và 5 tăng mạnh. Hơn nữa, lượng mưa được dự báo cũng sẽ gia tăng, nhưng xu hướng tần suất trên phạm vi toàn cầu trong tương lai vẫn chưa rõ. Những thay đổi trong bão nhiệt đới có thể sẽ thay đổi.

Không dừng lại ở đó, nóng lên toàn cầu còn làm thay đổi về mùa và các hệ sinh thái một cách đột ngột. Khu vực ôn đới có 4 mùa, sự thay đổi về mùa sẽ kéo dài hơn bình thường cùng với sự gia tăng lượng mưa, ở những vùng có khí hậu ít ôn hòa, chúng ta sẽ thấy được sự tăng nhiệt độ đáng kể cùng với giảm mạnh lượng mưa, gây ra hạn hán kéo dài và có khả năng tạo ra những sa mạc.

Ảnh hưởng tàn phá nặng nề nhất, khó dự đoán nhất, đó là ảnh hưởng lên các hệ sinh thái trên Trái đất. Nhiều hệ sinh thái rất mỏng manh, một thay đổi nhỏ cũng có thể giết chết chúng và các loài phụ thuộc chúng. Và các hệ sinh thái đều ít nhiều liên quan tới nhau, do vậy phản ứng dây chuyền này là không thể đo đếm được. Chúng ta có thể quan sát được một khu rừng dần dần chết đi, chuyển sang một đồng cỏ hay là các rạn san hô chết toàn bộ. Rất nhiều loài thực vật và động vật sẽ có cách thích nghi hoặc di chuyển để đối phó với sự thay đổi khí hậu, nhưng số lượng các loài bị chết là không nhỏ.

Tác động của biến đổi khí hậu kết hợp với sự gia tăng khí thải nhà kính liên tục đã khiến các nhà khoa học xem đây là tình trạng khẩn cấp của biến đổi khí hậu. Một số nhà hoạt động và nghiên cứu khí hậu gọi đây là mối đe dọa chấm dứt nền văn minh nhân loại. Hàng nghìn người chết mỗi năm do nguyên nhân tuổi tác hay có những chấn thương liên quan tới sự tiếp xúc và nhạy cảm của con người đối với biển đổi khí hậu thay đổi theo từng khu vực kinh tế và sẽ có nhiều ảnh hưởng khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Các ngành kinh tế có khả năng bị ảnh hưởng như nông nghiệp, y tế, ngư nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính, du lịch, và giải trí.

Việc đốt cháy nhiều loại rác thải làm tăng mức độ carbon dioxide trong khí quyển và carbon dioxide là tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy chúng ta nên chọn các sản phẩm có thể tái sử dụng thay vì vứt bỏ. Và bất cứ khi nào có thể, hãy tái chế giấy, nhựa, báo, thủy tinh và lon nhôm. Bằng cách tái chế một nửa chất thải gia đình, bạn có thể tiết kiệm 2.400 pound carbon dioxide mỗi năm. Lái xe ít hơn có nghĩa là lượng khí thải ít hơn. Bên cạnh việc tiết kiệm xăng, đi bộ và đi xe đạp là những hình thức tập thể dục tuyệt vời.

Trong quá trình quang hợp, cây và các loại thực vật khác hấp thụ carbon dioxide và thải ra oxy. Một cây duy nhất sẽ hấp thụ khoảng một tấn carbon trong suốt vòng đời của nó. Cây cối là một phần không thể thiếu trong chu trình trao đổi khí quyển tự nhiên ở đây trên Trái đất, nhưng có quá ít trong số chúng để chống lại sự gia tăng của carbon do giao thông ô tô, sản xuất và các hoạt động khác của con người. Chính vì thế, hãy tích cực trồng cây quanh không gian sống ngoài trời của bạn, điều này còn giúp cho không khí trong lành và tốt cho sức khỏe của chính chúng ta.

Để thực sự ngăn chặn việc nóng lên toàn cầu, chúng ta cần phải phát triển nguồn năng lượng sạch. Năng lượng nước, năng lượng mặt trời, năng lượng Hidro... có thể giảm lượng khí nhà kính rất nhiều nếu chúng được đưa vào sử dụng rộng rãi.

(Bằng chứng phổ biến nhất về hiện tượng ấm lên toàn cầu là xu hướng thay đổi trong nhiệt độ trung bình trên toàn cầu gần bề mặt Trái Đất. Thể hiện trên thang tuyến tính, nhiệt độ trung bình này tăng 0,74 °C ±0,18 °C trong khoảng thời gian 2000-2018. Tốc độ ấm lên trong vòng 18 năm gần đây hầu như tăng gấp đôi trong giai đoạn này (0,13 °C ±0,03 °C mỗi thập kỷ, so với 0,07 °C ± 0,02 °C mỗi thập kỷ trong giai đoạn đầu). Ảnh hưởng của đảo nhiệt đô thị được ước tính góp thêm vào khoảng 0,002 °C cho sự ấm lên trong mỗi thập kỷ kể từ năm 1900.[8] Nhiệt độ trong tầng đối lưu dưới tăng trong khoảng 0,12 - 0,22 °C (0,22–0,4 °F) mỗi thập kỷ từ năm 1979 theo các đo đạc nhiệt độ vệ tinh. Người ta tin rằng nhiệt độ tương đối ổn định trong một hoặc hai ngàn năm qua cho đến trước năm 1850, và có sự dao động cục bộ như thời kỳ ấm trung cổ hay thời kỳ băng hà nhỏ.[9]

Theo các tính toán của Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA, năm 2005 là năm ấm nhất, kể từ khi có các số liệu đo đạc đáng tin cậy từ cuối thập niên 1800, cao hơn mức kỷ lục năm 1998 vài phần trăm độ.[10] Các ước tính của Tổ chức Khí tượng Thế giới và Bộ phận Nghiên cứu Khí hậu thì cho rằng năm 2005 là năm ấm nhất thứ hai, thua năm 1998.[11][12] Nhiệt độ năm 1998 ấm lên bất thường vì đó là năm mà hiện tượng El Nino với cường độ mạnh nhất thế kỷ XX đã diễn ra.[13] Sự ổn định tương đối của nhiệt độ từ 1999 đến 2009 được xem là một giai đoạn ổn định trong thời gian ngắn vì nếu xét trong khoảng thời gian dài thì nó có nhiều dao động.[14][15]

Sự thay đổi nhiệt độ diễn ra khác nhau ở những khu vực khác nhau trên địa cầu. Từ năm 1979, nhiệt độ trên đất liền tăng nhanh hơn khoảng 2 lần so với sự gia tăng nhiệt độ ở đại dương (0,25 °C/thập kỷ trên đất liền, 0,13 °C/thập kỷ ở đại dương).[16] Nhiệt độ đại dương tăng chậm hơn trên đất liền bởi vì các đại dương có nhiệt dung riêng hiệu dụng lớn hơn và do đại dương mất nhiệt nhiều hơn thông qua sự bốc hơi.[17] Bắc bán cầu ấm nhanh hơn Nam bán cầu bởi vì nó có diện tích đất lớn hơn và vì nó có những khu vực rộng lớn có mùa tuyết và vùng biển có băng che phủ, nơi diễn ra hiện tượng phản hồi ice-albedo. Mặc dù có nhiều khí nhà kính được thải vào Bắc bán cầu hơn Nam bán cầu, nhưng nó không góp phần vào sự khác biệt ở mức độ ấm lên ở 2 vùng này vì các khí nhà kính có thể tồn tại đủ lâu để hòa trộn giữa hai bán cầu.[18]

Vì có độ trễ trong quá trình truyền nhiệt ở các đại dương và vì sự phản ứng chậm chạp của các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp khác, khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để điều chỉnh theo các biến đổi này. Các nghiên cứu về phản ứng khí hậu chỉ ra rằng thậm chí nếu các khí nhà kính được giữ ổn định ở mức độ của năm 2000, thì sự ấm lên sau đó vào khoảng 0.5 °C (0.9 °F) vẫn có thể diễn ra.[19]

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới và Bộ phận Nghiên cứu Khí hậu năm 1998 là năm ấm nhất kể từ khi có số liệu đo đạc nhiệt đồ từ thập niên 1800, vì đó là năm mà hiện tượng El Nino với cường độ mạnh nhất thế kỷ XX đã diễn ra. Giai đoạn từ năm 1999 đến 2009 nhiệt độ Trái Đất tương đối duy trì ổn định. Biến đổi nhiệt độ đã và sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.)

Thu Phương(T/h)

  • Tags: