Cuộc điều tra thứ hai về nguồn gốc của Covid ở Trung Quốc? Đừng quên “pháo đài Detrick” ở Mỹ!

01/09/2021 8:23:03 CH
Share Bai :

 

Dịch bệnh đang bùng phát trở lại, đặc biệt là ở Mỹ và các nước châu Á. Trung Quốc cũng không ngoại lệ nhưng với chiến lược rõ ràng “không covid” từ đầu, cùng các biện pháp quyết liệt, và khoa học, họ đã và đang khống chế thành công đại dịch trong một thời gian ngắn.

Kể từ khi đại dịch Covid 19 bùng phát, bà Christine Bierre - Tổng biên tập của Tờ Nouvelle Solidarité (Đoàn kết  mới) của Pháp đã viết một số bài báo quan trọng để cho công chúng Pháp thấy âm mưu chính trị của Hoa Kỳ nhằm chống lại Trung Quốc về vấn đề này.

Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với phóng viên tờ Tuổi trẻ Trung Quốc hàng ngày (China Youth Daily – CYN) hôm 10/8/2021, về giai đoạn thứ hai của cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc của virus Covid 19, bà tố cáo các mục tiêu chính trị thầm kín đằng sau áp lực của Hoa Kỳ đối với WHO và cho rằng: "Giai đoạn thứ hai của cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc, nếu có, cũng sẽ được thực hiện tại Fort Detrick [phòng thí nghiệm nghiên cứu y tế của quân đội Hoa Kỳ]."

Sự cường điệu của Mỹ về truy xuất nguồn gốc virus để tấn công Trung Quốc
Sự cường điệu của Mỹ về truy xuất nguồn gốc virus để tấn công Trung Quốc
Bình luận về động cơ thực sự khiến Hoa Kỳ gây áp lực buộc WHO mở giai đoạn thứ hai của cuộc điều tra về nguồn gốc của loại virus corona mới, bà Bierre cho rằng: “Mục đích của những động thái này của Mỹ chỉ đơn giản là để đe dọa các quốc gia mà họ muốn chinh phục,  để tìm ra những lý do để tấn công họ và để đồng thuận với các đồng minh của họ trong khi chờ đợi thời cơ để phát động hành động quân sự. "
Đối với bà Bierre, sự cường điệu của Mỹ về nguồn gốc virus Covid 19 chỉ là cái cớ để tấn công Trung Quốc. Cuộc tấn công này có thể là "kinh tế trước hết": Khi chỉ định Trung Quốc là nguồn gốc của virus corona mới, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu nước này phải trả giá cho những thiệt hại kinh tế mà thế giới phải gánh chịu.  nếu Trung Quốc từ chối bồi thường tài chính thì khi đó, Mỹ có thể phát động một hành động quân sự.  

Virus corona mới lây lan khắp thế giới trước khi bùng phát ở Vũ Hán.

Nếu giai đoạn thứ hai của quá trình truy tìm nguồn gốc virus phải được thực hiện, thì cũng cần phải điều tra lý do thực sự khiến phòng thí nghiệm Fort Detrick bị đóng cửa vì lý do an ninh trước khi dịch bùng phát ở Vũ Hán”, Bierre nói với CYD.  
Bà Bierre cũng tin rằng các nỗ lực nghiên cứu về nguồn gốc của virus phải được thực hiện đồng thời ở các khu vực khác nhau trên thế giới, và lưu ý rằng trong số các nước đó, thì Hoa Kỳ, Italia, Tây Ban Nha và Pháp đều đã tìm thấy loại virus corona mới trong các mẫu máu hoặc mẫu nước thải tại nước họ, trước khi dịch bùng phát ở Vũ Hán,  
"Điều này chứng minh rằng loại virus corona mới đã lây lan khắp thế giới trước khi xảy ra dịch bệnh ở Vũ Hán và Vũ Hán không phải là nơi khởi nguồn của loại virus này. " – Bà Bierre nhấn mạnh.
Các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán từng là “cái dằm trong chân” của Hoa Kỳ.

Kể từ khi dịch xuất hiện, Bierre đã đưa ra một số báo cáo nặng ký chỉ trích chiến lược chính trị của Hoa Kỳ chống lại phòng thí nghiệm P4 của Vũ Hán. 

Bà nhắc lại với CYD rằng phòng thí nghiệm này đại diện cho một chương trình hợp tác khoa học xuất sắc giữa Trung Quốc và Pháp trong lĩnh vực y tế công cộng.

Dưới thời của Tổng thống Chirac, Trung Quốc và Pháp đã liên hệ và ký một thỏa thuận hợp tác vào năm 2004 để xây dựng một phòng thí nghiệm P4 tại Viện Nghiên cứu virus Vũ Hán. Giống như Tướng de Gaulle, theo đuổi sự độc lập trong chính sách đối ngoại của Pháp, Chirac từ chối liên kết với các phe phái của Mỹ và Anh. 

"Tuy nhiên, ngay cả trước khi thỏa thuận Trung-Pháp ráo mực, một loạt hoạt động thực sự chống lại phòng thí nghiệm này đã được tiến hành. "

Trong một bài báo có tiêu đề “Phòng thí nghiệm Vũ Hán P4, con thú bị hắt hủi của người Anh-Mỹ”, Bierre khẳng định rằng ngay từ đầu, dự án đã phải chịu áp lực mạnh mẽ từ Hoa Kỳ và sự phản đối của người Mỹ là những lo ngại về ý thức hệ chứ không phải vì sự an toàn của phòng thí nghiệm.

 “Trung Quốc, quá khác biệt so với các nước phương Tây, có thể cố gắng sử dụng kiến thức này cho các mục đích quân sự. "

Trung Quốc kiên trì với chiến lược “không covid” cùng nhiều biện pháp cứng rắn từ đầu: phong tỏa, cách ly, xét nghiệp diện rộng, truy vết nhanh…
Sự tương phản giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc chiến chống dịch

Phân tích những lý do khiến Hoa Kỳ thất bại trong việc chống lại dịch bệnh, bà Bierre nói với CYN rằng sự nổi trội của hệ tư tưởng tự do ở Hoa Kỳ, đặc biệt là trong Đảng Cộng hòa, là một trong những lý do ngăn cản Hoa Kỳ chống lại đại dịch một cách hiệu quả. Theo bà: “Người Mỹ nhầm lẫn giữa tự do chính trị cá nhân với an ninh y tế cộng đồng.  Việc đề cao chủ nghĩa cá nhân của Hoa Kỳ giải thích tại sao nước này đã thất bại trong việc đánh bại dịch bệnh, cũng như ngăn chặn tình trạng đói nghèo đang gia tăng. "

Bà Bierre nói với CYD-China.com: “Trung Quốc, đã chứng minh rằng chỉ có một chiến lược chủ động (chiến lược “không Covid) mới có thể thành công”.

Bà dẫn chứng:  "Trung Quốc là hình mẫu trong việc huy động mọi nguồn lực để chống lại dịch bệnh và trong việc sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ: khẩu trang, xét nghiệm axit nucleic, cách ly, vắc xin, 5G, trí tuệ nhân tạo, y tế từ xa, xây dựng bệnh viện cấp cứu, v.v. Tất cả đã giúp Trung Quốc có thể phát hiện và cách ly, chăm sóc từ xa và đưa bệnh nhân nhập viện kịp thời. "
Để đối phó với sự bùng phát trở lại mới đây của dịch bệnh ở Trung Quốc do nhập khẩu từ nước ngoài, bà Bierre nói:  “Điều này chứng tỏ rằng chúng ta nên lắng nghe Trung Quốc khi họ nói rằng chúng ta là một cộng đồng chung vận mệnh. Để chiến thắng dịch bệnh, các quốc gia phải phối hợp các chính sách của mình".

Theo T/c Nouvelle Solidarité 

CTV Ngân Hà (lược dịch)

 

Nguồn dịch: https://solidariteetprogres.fr/actualites-001/2e-enquete-sur-les-origines-de-la.html)

 

  • Tags: